Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Đâu là một cấu trúc URL tốt nhất cho SEO ?


ý nghĩa từng phần đầy đủ của 1 URL
Đã có rất nhiều câu hỏi mà chúng ta gặp phải khi bắt đầu học tập và nghiên cứu về SEO và thường thì các câu trả lời phần lớn không làm bạn hài lòng hoặc không đi sâu vào chi tiết lý giải cho câu hỏi đó. 

Hôm nay Siêng sẽ đặt ra một câu hỏi mà 1 năm trước mình thắc mắc và đến bây giờ mình mới đủ tự tin trả lời chính câu hỏi mình đặt ra. Nó sẽ có ích cho SEO, các nhà lập trình khi bắt đầu thiết kế web.

Đâu là một cấu trúc URL tốt nhất theo chuẩn SEO ?
TH 1: http://vivicorp.com/thietkeweb-du-lich.html
TH 2: http://vivicorp.com/ thiet-ke-web-du-lich-hdxz.html
TH 3: http://vivicorp.com/thiet-ke-web-du-lich.html
TH 4: http://vivicorp.com/thiet-ke-web-du-lich
TH 5: http://vivicorp.com/thietkewebdulich 

Mình lấy URL của website công ty để minh họa và đi sâu để phân tích từng tình huống

Đây là kiểu mà các lập trình viên lúc trước hay tạo và cái họ muốn là để từ khóa thật gần với domain để tạo hiệu ứng SEO tích lũy cho domain.

Nhược: làm URL không được tự nhiên(URL mà hệ thống tự động tạo ra dựa trên tiêu đề trang) và làm người dùng khó đọc nội dung về URL ở trên kết quả Google.
Ưu: URL ngắn ngọn và dễ chia sẽ mà không cần rút gọn link

Đây là một kiểu URL khá mới theo cách hệ thống tự sinh ra URL dựa trên tiêu đê đầu tiên của trang. Phần hdxz được mã hóa để tránh duplicate khi có rất nhiều trang trên site và bảo đảm tính báo mật khi mã hóa dữ liệu theo ID của trang

Nhược: khó hiểu với cả người dùng và Bot của các search engine và URL dài dòng với nhiều ký tự hơn
Ưu: tìm kiếm dữ liệu thuận tiện, mã hóa bảo mật cao

Đây là một kiểu URL tự nhiên theo cách hệ thống tự tạo URL dựa trên tiêu đề của trang, những kiểu này thường thấy ở các báo điện tử như link của vietnamnet.vn và dantri.com

Nhược: tạo URL theo tiêu đề của trang, tiêu đề dài thì URL sẽ dài theo tiêu đề
Ưu: Cấu trúc tự nhiên, người hiểu và cả bot hiểu

Đây là kiểu cấu trúc thường thấy trên các website wordpress và các báo điện tử. Nó vừa tự nhiên lại vừa không tự nhiên. Kiểu này chúng ta có thể tìm thấy trên vnexpress.net, mashable.com, techcrunch.com 

Nhược: URL sẽ tự động tạo theo tiêu đề của trang làm cho URL rất dài và khi chia sẽ social phải cần rut gọn link cho các báo điện tử
Ưu: URL tự nhiên, cấu trúc clear cho cả người và bot để đọc. Đặc biệt kiểu cấu trúc này có thể được rewrite trong CMS wordpress hoặc website có tích hợp thêm chức năng rewrite URL như netmoon(http://netmoon.vn/thiet-ke-website-da-nang) đang đứng top 1 với từ khóa” thiet ke web da nang

Đây là kiểu tư duy tạo URL lạc hậu và thiếu sự thấu hiểu sâu sắc SEO đối với người tạo URL. Cách họ nghĩ tạo URL tốt là từ khóa kiểu domain keyword để tăng giá trị SEO

Nhược: Không tự nhiên và khó đọc cho người và cho Bot search engine
Ưu: URL ngắn

Và sau khi phân tích 5 tình huống chúng ta có thể kết luận và trả lời câu hỏi ngay bây giờ: http://netmoon.vn/thiet-ke-website-da-nang  (TH 4) là chuẩn URL tốt nhất cho SEO

Hy vọng bài viết sẽ mang lại câu trả lời xác thực với các nghi vấn của cả người mới làm SEO hay các chuyên gia SEO nhiều kinh nghiệm.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Thuật toán tìm kiếm quan trọng của Google trong tháng 06 và 07

Không như những tháng trước, lần này Google công bố 1 lần cho 2 tháng 06,07 trong thời điểm của đầu tháng tám. Xem qua hết 86 thay đổi trong thuật toán SEO thì có 4 điểm chính Siêng nhận thấy từ danh sách 86 thuật toán này:


1. Tăng hàm lượng html 5 đễ hỗ trợ cho mobile search
2. Tăng thêm nhiều mã hàm theo dạng “answer” cho thấy, Google ko chỉ muốn hiện thị danh sách link kết quả để người dùng click vào mà họ muốn trả lời trực tiếp cho câu hỏi của người dùng(thời tiết, lịch bóng đá, hỏi đơn vị…)
3. Cải thiện dữ liệu và thêm một số thuật toán mới có liên quan đến Panda
4. Tăng cường nhiều thuật toán tìm kiếm mang mã dự án  “Page Quality”” cho thấy Google đang muốn tạo bộ lọc kết quả tim kiếm chính xác hơn

Chi tiết các thuật toán các chính và quan trọng các bạn có thể tham khảo
Tháng 07:
ng2. [project codename “Other Ranking Components”] Better ordering of top results using a new and improved ranking function for combining several key ranking features. Sắp xếp lại vị trí tốt hơn ở top kết quả bằng cách sử dụng một hàm mới và có tính cải thiện sắp xếp, cùng với việc phối hợp thêm vài tính năng xắp xếp quan trọng đã có.

Ref-16. [project codename “Other Ranking Components”] Changes to an "official pages" algorithm to improve internationalization.  Thuật toán thay đổi kết quả đến trang”officiall pages”(trang chính thống của nguồn tính) để cải thiện toàn cầu hóa ở kết quả. Ví dụ bạn tìm kiếm Google company trên Google Viêt Nam thì kết quả hiện ra là www.google.com/about/companytrang official của Google toàn cầu tại Mỹ.( http://www.google.com.vn/intl/vi/about/company/trang google Việt Nam)

[project codename “Page Quality”] This launch helps you find more high-quality content from trusted sources. Thuật toán này giúp bạn tìm thấy nhiều nội dung chất lượng từ các nguồn uy tín.
GreenLandII. [project codename “Page Quality”] We've incorporated new data into the Panda algorithm to better detect high-quality sites and pages. Google đã tích hợp các dữ liệu mới vào trong thuật toán Google panda(xem thêm Google panda) để nhận diện tốt hơn các site và trang chất lượng.

#82353. [project codename “Page Quality”] This change refreshes data for the Panda high-quality sites algorithm. Thuật toán này thay đổi dữ liệu để nhận diện website chất lượng cho google panda

PandaMay. [project codename “Search Quality”] We launched a data refresh for our Panda high-quality sites algorithm.  Google áp dụng thuật toán để làm mới lại dữ liệu cho Google panda để nhận diện website chất lượng cao.

Hamel. [project codename “Page Quality”] This change updates a model we use to help you find high-quality pages with unique content. Thuật toán này cập nhật một mẫu mà Google sử dụng để giúp bạn tìm thấy trang chất lượng cao với nội dung duy nhất

Tháng 06
Panda JK. [project codename “Page Quality”] We launched Panda on google.co.jp and google.co.kr to promote more high-quality sites for users in Japan and Korea. Google triển khai Panda tại google.co.jp và google.co.kr để cộng điểm cho website chất lượng hơn với người dùng Japan và Korea

rrfix4. [project codename “Freshness”] This is a bug fix to a freshness algorithm. This change turns off a freshness algorithm component in certain cases when it should not be affecting the results. Thuật toán này sẽ sửa lại các vấn đề chưa ổn của các thuật toán nội dung tươi mới(đọc thêm Google freshness). Sự thay đổi này sẽ vô hiệu hóa các hàm của thuật toán tươi mới trong vài trường hợp mà nó không mang lại kết quả tốt cho người dùng.

eventhuh4. [project codename “Knowledge Graph”] We'll show a list of upcoming events in the Knowledge Graph for city-related searches such as [san francisco] and [events in san francisco] Google sẽ hiển thị danh sách các sự kiến sắp diễn ra trong Knowledge Graph cho các kết quả tìm kiếm liên quan đến thành phố chẳng hạn như [san francisco ] và [events in san francisco]

JnBamboo. [project codename “Page Quality”] We’ve updated data for our Panda high-quality sites algorithm. Google cập nhật dữ liệu cho thuật toán nhận diện nội dung chất lượng.

Sau khi đọc xong bài này, chúc bạn có thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực SEO

(Vui lòng ghi lại nguồn bài viết khi sử dụng lại nội dung này)


 Theo blog Google

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

[ Infographic] Tất tần tật về Google Panda

Đến thời điểm hiện tại, theo một thống kế mới nhất, Google bot đã index một con số 46 tỷ trang web,  gần 7 lần dân số thế giới. Con số khổng lồ này đang buộc Google cần phải có một bộ lọc cực kỳ hiệu quả để phạt những website có ít nội dung, chất lượng kém và tưởng thưởng cho các website có nội dung chất lượng.


Chính vì yêu cầu đó mà Google Panda ra đời để hoàn thành sứ mệnh như là một bộ lọc  thông minh cho 46 tỷ trang web đang hiện hữu trên Internet.

Hôm nay, Siêng giới thiệu đến bạn một infographic mà bao quát toàn bộ những gì liên quan đến Google Panda, nó có ích cho cả các chuyênviên SEO đến các chuyên gia SEO lâu năm trong ngành. Infographic này bằng nội dung tiếng anh và là tài liệu được sưu tầm từ SEO.com nên nếu bạn cần phiên bản dịch Tiếng Việt thì hãy để lại comment bên dưới, khi đạt 5 người có yêu cầu thì Siêng sẽ dịch thành phiên bản Tiếng Việt để hỗ trợ mọi người. Hy vọng Infographic sẽ giúp ích cho bạn nhiều điều.

Click vào hình để xem full


Xem thêm 
Top 5 nhóm thuật toán SEO quan trọng của Google trong tháng 5

8 thủ thuật SEO trên Google plus quan trọng cần biết 

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Bounce rate là gì? hiểu chi tiết và 5 lý do dẫn đến Bounce rate cao



Trong các thông số đo lường tình trạng sức khỏe website và chất lượng nội dung thì các chuyên gia SEO/ webmaster thường bỏ qua hoặc chưa hiểu thấu chỉ số Bounce rate. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân mình và các nhận định một số SEOer nước ngoài thì Bounce rate thật sự quan trọng để bỏ thời gian nghiên cứu. Hôm nay, trong hiểu biết có hạn mình xin tổng hợp và cắt nghĩa rõ nhất về Bounce rate



Bounce rate(Tỷ lệ thoát) là tỷ lệ người dùng truy cập vào 1 trang web và sau đó thoát ra mà không bấm vào bất kỳ một trang khác trên website( nhìn thấy website 1 lần và thoát ra ngay)

Top 5 lý do mà 1 người dùng thoát khỏi website khi vừa  nhìn thấy lần đầu tiên:
  1. Trang web của bạn mất quá lâu để tải(hoặc để tải  ảnh, video…)
  2. Thiết kế trang web của bạn không thu hút người xem, nó lỗi thời, hoặc không thể hiện rõ mục đích của trang.
  3. Trang đích của bạn(landing page) không có mục đích rõ ràng để giữ chân người truy cập hoặc khuyến khích họ click thêm các trang khác trên website
  4. Có quá nhiều banner quảng cáo hay video ads quảng cáo trên website khiến người xem mất thiện cảm
  5. Đặc biệt hơn là các kênh marketing của bạn đã thu hút hay kéo khách đến website của bạn không đúng với nội dung website hoặc không đáp ứng được kỳ vòng của khách khi họ truy cập  vào website thông qua các kênh marketing của bạn( facebook, google adword, hoặc dịch vụ seo chọn từ khóa chưa phù hợp)
Bounce rate là thông số rất hữu ích để xác định tính hiệu quả website của bạn. Một trang đích(Landing page) với tỷ lệ thoát thấp(bounce rate) cho thấy rằng các kênh marketing online của bạn khá hiệu quả và khuyến khích khách truy cập sâu vào các trang khác của website bạn.

Theo một bài báo từ Inc.com: "Với bounce rate với một tỷ lệ là 50% là trung bình. Nếu bạn vượt qua 60%, bạn nên xem lại website của mình. Nếu bạn đang vượt quá 80%, bạn đã có một vấn đề rất lớn với website của bạn. 

Trong khi đó vào năm 2008, webanalytis cho ra một bảng thống kê khiến mọi người cần quan tâm mức bounce rate trung bình, mời bạn tham khảo




Nếu bạn kiểm tra trong Google Analytic và thấy bounce rate của bạn khá cao và bạn không tìm được cách nào để cải thiện thì hãy liên hệ với mình, mình rất sẵn lòng ^_^
Nguồn: SEOmoz, SEO
Girls Generation - Korean