Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Tam@SEO: Định hướng nội dung

Lại nói chuyện ba anh em Lưu, Quan, Trương sau khi tốt nghiệp Học viện SEO Kinh Bắc, làm thuê khắp nơi tích lũy được chút vốn liếng, kinh nghiệm về mở công ty riêng. Có điều việc kinh doanh gần đây không được thuận lợi như mong muốn, cái vụ Trương Phi uống rượu, ngủ quên để autosurf chạy suốt ngày đêm khiến Website khách hàng rơi vào sandbox còn chưa giải quyết xong, lại đến vụ Quan Vũ chăm chỉ cày link khiến Google cảnh cáo. Từ khóa rớt hạng, khách hàng gọi điện kêu ca, may mà Lưu Bị giỏi khóc nên một số khách hàng mủi lòng cho khất.

Từ sau khi dự đại hội SEO 2013 về, Lưu Bị càng thêm phiền lòng. SEO ngày càng khó, nhân tài chen chúc, Quan Vũ, Trương Phi tuy giỏi cũng chỉ biết về kĩ thuật, cả công ty không có lấy một ai có được cái nhìn tổng thể về SEO, chàng chỉ biết lên mạng lướt net suốt ngày, lòng nặng trĩu.

May nhờ Từ Thứ lúc ấy đang làm SEO Leader bên công ty Tào Tháo gửi mail phímđi mời Gia Cát Lượng. Vốn không quen Khổng Minh, nhưng đã có Từ Thứ giới thiệu nên Lưu Bị ok ngay. Nhưng hóa ra việc mời Gia Cát Lượng khó khăn hơn tưởng tượng, hai lần đầu gửi mail và gọi điện thoại mời làm việc đều “bóng chim, tăm cá”. Cuối cùng, lần thứ ba Lưu Bị phải đích thân đến, cũng phải giở sở trường khóc lóc mãi Khổng Minh mới xiêu mà ký hợp đồng tư vấn.

Gia Cát Lượng đang thuê trọ ở Hoàng Mai, SEO giỏi nhưng chưa làm cho ai, cũng ít lên diễn đàn chém gió, chỉ ở nhà nghiền ngẫm về SEO, ẩn mình trong lớp vỏ newbie.

Nhận lời mời của Lưu Bị, sau một thời gian quan sát tình hình công ty, định hướng thị trường, được sự ủng hộ của phòng nhân sự Khổng Minh quyết định mở lớp đào tạo SEO tổng quát cho toàn thể nhân viên công ty. 

Buổi tập huấn đầu tiên Quan Vũ, Trương Phi cùng với bọn cốt cán công ty theo thói quen ngồi vào hàng ghế sau đều bị Khổng Minh điệu lên ngồi hàng ghế đầu tiên. Gia Cát tiên sinh lạnh lùng tuyên bố: “Không thể có vị trí Top 1 cho những người thích ngồi sau”.

Mở đầu buổi tập huấn Lưu Bị thông báo qua về tình hình kinh doanh công ty (nói chung không được khả quan cho lắm) và lý do mở khóa tập huấn. Sau đó Khổng Minh lên bục bắt đầu bài giảng.

_ Công ty khó khăn, dự án đổ bể, từ khóa rớt hạng, vì sao? Vì chúng ta không chịu thay đổi! Trước đây chỉ cần tối ưu Keyword, đi bậy ít link quảng cáo là đứng top. Sau này thì phải tích cực xây dựng backlink, spam diễn đàn, kiếm nguồn GOV, EDU để đặt, nhưng rốt cục vẫn rớt top, tại sao thế?

_ Ý tiên sinh là Backlink bây giờ không còn ý nghĩa gì trong SEO à? Quan Vũ phản ứng.

_ Tôi không nói là không có tác dụng, nó còn tùy thuộc vào việc chúng ta xây dựngnhư thế nào. Tôi nhấn mạnh từ xây dựng vì biết một số người ngồi đây thích cày link hơn. Tôi nghĩ chúng ta không phải là trâu, vì thế hãy chấm dứt việc cày link, spam diễn đàn ngay bây giờ.

Nhìn thẳng Quan Vũ, Khổng Minh tiếp:
_ Việc anh chỉ trong ba ngày cày một vạn link giờ đã trở thành kinh điển rồi đấy, hiệu quả thế nào anh tự biết.

Dư âm của vụ cảnh cáo Google vừa mới đây cùng với lời của Khổng Minh khiến Quan Vũ bỗng đỏ dừ mặt, im bặt. Trên bục Khổng Minh tiếp tục:

_ Khách hàng ngày một khó tính, các máy chủ tìm kiếm ngày một thông minh, các thuật toán thay đổi hàng ngày. Chúng ta không thể chống lại điều đó, vì thế hãy tìm cách để thích nghi. Các anh vừa rồi đều được tháp tùng Giám đốc Lưu tham gia đại hội SEO 2013, đều biết năm tới Google chuộng nội dung, thích mạng xã hội. Vậy các anh đã làm gì để thay đổi?

Trương Phi vốn ăn to nói lớn, giơ tay phát biểu đầu tiên.
_ Chỉ trong một tháng tôi đã xây dựng được trang G+ với 2k người trong vòng kết nối của tôi và 1k có tôi trong vòng kết nối của họ. Mỗi khi tôi đăng một bài mới từ Website lên là hàng trăm người vào +++

_ Và đổi lại anh phải bỏ ra nửa ngày để chém và vẽ lại lên tường nhà họ phải không! Chuyện đó không quan trọng, quan trọng họ không phải khách hàng của anh, bao nhiêu người sẽ vào website, bao nhiêu trở thành khách hàng mới là điều tôi quan tâm – Khổng Minh nói.

_ Vậy thì chỉ còn nội dung.. - Lưu Bị nãy giờ vẫn ngồi im theo dõi bỗng buột mồm.

_ Đúng thế: NỘI DUNG, nhiều webmaster chỉ quan tâm tới việc đi link, submit website lên mạng xã hội, chém gió diễn đàn để câu view mà quên mất nội dung. Khách hàng tìm đến website để mong muốn có được thông tin hữu ích, nếu không có được thứ mình cần liệu họ còn quay  lại nữa không. Tôi cho rằng không, cho dù chúng ta có giỏi quảng bá tới đâu đi nữa.

Bên dưới tiếng xì xầm bắt đầu rộ lên, đợi cho tiếng ồn ào lắng xuống Khổng Minh tiếp tục:

_ Hãy tưởng tượng website như một cô gái, nếu cô ta vừa xấu xí, vừa vô duyên, thử hỏi bao nhiêu người trong số các anh có thể yêu, muốn tìm hiểu cô ta?

_ Nhưng đàn bà thì có liên quan gì tới website? – Trương Phi phản đối.

_ “Người xinh tiếng nói cũng xinh – Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn”. Phụ nữ đẹp, ăn nói có duyên đàn ông nào không yêu; website giao diện đẹp, nội dung tốt khách hàng nào mà không thích”. Điểm chung ở đây là cảm nhận tốt, tôi muốn nhấn mạnh là giá trị cảm nhậnKhổng Minh đáp trả - Tôi cho rằng nội dung website thậm chí cần phải được định hướng ngay từ khi bắt đầu thiết kế website. Bây giờ có một thí nghiệm nhỏ, nếu coi website như một con người, các anh hãy thử tượng tượng người ấy bao nhiêu tuổi, là nam hay nữ, già hay trẻ; phong cách, ngôn ngữ ra sao… đối tượng nào muốn tiếp cận mẫu người này.

_ Xin tiên sinh giải thích rõ hơn– Triệu Vân nói

_ OK, cậu làm SEO, vậy cậu có tham gia các diễn đàn SEO không?

_ Vâng, tất nhiên – Triệu Vân trả lời.

_ Cậu tham gia iddichvuseo chứ, nếu tưởng tượng forum đó như một con người thì con người ấy trong suy nghĩ của cậu sẽ như thế nào.

Triệu Vân suy nghĩ trong chốc lát rồi từ tốn trả lời:
_ Theo tôi đó là một người đàn ông, khoảng 35, có học vấn, nhiều kinh nghiệm, hơi kỹ tính, sống nguyên tắc, không vồn vã nhưng khá thân thiện. Anh ta có tài chính tốt, tuy chưa vào hàng đại gia.

_ Vậy nếu phải miêu tả iddichvuseo bằng năm từ thì theo cậu đó là những từ nào?

_ Theo tôi đó là: tri thức, kinh nghiệm, thuận tiện, thân thiện và có ích.

_ Và nếu chỉ dùng một từ duy nhất?

_ Có ích

Mọi người để ý thấy Gia Cát tiên sinh nở một nụ cười, nụ cười đầu tiên kể từ khi về làm cho công ty Kinh Bắc của Lưu Bị.

_ Nhận xét của anh cũng giống với cảm nhận của nhiều người, anh quan tâm đến  nó vì có ích. Rồi, một câu hỏi nữa, theo anh những ai sẽ yêu thích mẫu người iddichvuseo?

_ Theo tôi đó là những người thực sự quan tâm việc trau dồi kiến thức SEO, làm SEO nghiêm túc. Còn các Spamer, tôi nghĩ họ cũng thích, nhưng họ thích cày link và câu view hơn.

Gia Cát Lượng nói:
_ Ngay từ khi có ý tưởng xây dựng diễn đàn họ đã định hướng được đối tượng mà mình hướng tới. Trong số vô vàn những người làm SEO hời hợt, thì vẫn có những người quan tâm tới SEO thực sự. Họ quan tâm tới kiến thức, tiện ích, tin tức, nội dung chất lượng… Và iddichvuseo đã định hướng mình sẽ trở thành mẫu người phù hợp cho lớp đối tượng này. Ngôn ngữ, nội dung, phong cách của diễn đàn vì thế phải phù hợp với những đối tượng này.

Bên dưới mọi người bắt đầu ồ lên vì hiểu ra vấn đề, tiếng xì xầm bàn tán lại nổi lên. Trên hàng ghế đầu, không giấu được vẻ phấn khích, Lưu Bị đứng dậy phát biểu.

_ Ví dụ của tiên sinh rất sinh động, tóm lại chúng ta phải định vị được sản phẩm, định vị được khách hàng, thông qua đó định vị được phong cách, ngôn ngữ của website.

Khổng Minh gật gù, trong khi Quan Vũ và  cả phòng vỗ tay, Trương Phi thậm chí còn đưa tay lên mồm huýt sáo. Lưu Bị vẫn chưa hết phấn khích, tiếp tục:

_  Tức là nếu tôi làm nội dung cho website du lịch, tôi phải tỏ ra friendly, hiểu biết văn hóa địa phương, uy tín, chứng tỏ mình có khả năng xử lý tình huống tốt… Còn nếu làm về website du học tôi phải nghĩ xem mình nên viết bài cho các du học sinh tương lai, hay các phụ huynh – những người  bỏ tiền và có tiếng nói trực tiếp trong vấn đề này đúng không!?

Dưới khán phòng tiếng vỗ tay lại nổi lên như pháo.
_ Tuy nhiên – Lưu Bị ngập ngừng – có định hướng về nội dung rồi làm sao để viết bài cho hay, viết lách đòi hỏi năng khiếu và kinh nghiệm nữa.

Gia Cát Lượng giải thích:
_ Website cung cấp sản phẩm và dịch vụ gì thì phải tìm đọc tài liệu về sản phẩm, dịch vụ đó, tìm ở các nguồn có thể, kể cả trên website đối thủ. Hãy bắt đầu bằng những bài viết đơn giản 500 – 800 từ, bao gồm 2 – 3 ý, mỗi ý tương ứng với một đoạn. Hãy bắt đầu bằng việc tự hỏi khách hàng cần thông tin gì, sau đó bắt đầu bằng việc cung cấp ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng, chính xác thông tin mà khách hàng cần.

Và tiếp:
_ Tuy nhiên viết bài thế nào cho hay, phù hợp chuẩn SEO sẽ được tôi nói chi tiết trong buổi sau. Hôm nay tôi chỉ muốn các anh nhớ rằng: Giống như một cô gái đẹp, một website có giao diện đẹp, thân thiện, nội dung có ích sẽ chiếm được cảm tình của người đọc. Và việc xác định ngôn ngữ, phong cách nội dung của website cần phải có ý tưởng ngay từ khi thiết kế website.

_ Làm vậy chúng ta có thể canh tranh được với công ty Bắc Hà của Tào Tháo và công ty Đông Đô của Tôn Quyền rồi... - Lưu Bị mơ màng.

Gia Cát Lượng nói:
_Đó là mục đích về lâu dài, thị trường kinh doanh rộng lớn, có tới 500k doanh nghiệp trên toàn quốc, chỉ mới 5k tham gia SEO. Chúng ta không nhất thiết phải đối đầu, nếu có thể cùng cộng tác phát triển thị trường thì tốt. Nếu thị trường có 50k doanh nghiệp làm SEO, thị thị phần của chúng ta cũng có thể tăng lên nhiều hơn là tranh giành miếng bánh nhỏ. Ngay cả với 50k doanh nghiệp làm SEO thì chúng ta mới khai thác được 10% thị trường.

Và kết luận:
_ Để đạt được mục đích to lớn, hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ. Để xây dựng một website thành công hãy bắt đầu từ nội dung có ích. Để có nội dung chuẩn hãy bắt đầu từ việc viết ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý, cung cấp thông cần thiết và… viết đúng chính tả. Sai chính tả như một hạt sạn trong bát cơm, sạn trong bát cơm khiến người ăn mất cảm giác ngon miệng, sạn trong bài viết khiến người đọc mất tập trung và có cảm giác khó chịu.

Gia Cát Lượng rút trong cặp ra một tập tài liệu phát cho từng người và nói.
_ Đây là tài liệu hướng dẫn viết đúng chính tả tôi đã load trên mạng xuống, các anh đọc kỹ và thực hành theo. Chúng ta sẽ bắt đầu từ việc viết đúng chính tả.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

6 bước để viết nội dung hay trong Seo


6 bước để viết nội dung hay trong Seo
Xu hướng SEO năm 2013 được nhiều người (trong đó có mình) đánh giá là một năm cạnh tranh khốc liệt giữa những xu hướng tập trung vào nội dung, lấy nội dung làm nền tảng phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Xét theo khía cạnh tích cực mà nói thì nội dung không những giúp bạn có những traffic tập trung, nhắm đúng đối tượng cần hướng tới mà còn một phương pháp duy trì sự tương tác với độc giả về lâu dài. Không giấu giếm gì, mình đã có nhờ một người đi làm tư liệu để viết bài Hướng dẫn mở thẻ Visa Prepaid và verify PayPal với giá là 1 triệu cho 30 phút làm việc, có nhiều lý do thì mình mới chấp nhận đầu tư cho nội dung như vậy. Mình mong là các bạn cũng nghĩ thế.

Cái khó khăn khi viết nội dung đó là ý tưởng đã được mình gỡ rối một phần nào khi đã gợi ý cho bạn 30 hướng tìm ý tưởng viết bài. Nhưng chưa dừng lại ở đó, có ý tưởng rồi, nhưng viết như thế nào để bài viết đó có thể đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm ngay sau khi nó được đăng? Mình tin là mình sẽ giúp các bạn một phần nào trả lời câu hỏi này ngay trong bài hướng dẫn viết nội dung theo chuẩn SEO, hoặc mình có thể mượn một cụm từ chuyên môn và “mix” lại là SEO Copywriting. Let’s start!

[IMG]


Bài viết theo chuẩn SEO là như thế nào?

Mình thì ít thấy các cao thủ SEO Việt Nam nói nhiều về việc viết bài theo chuẩn SEO nên mình cũng không biết dùng từ ngữ thế nào cho thích hợp, vì vậy mình xin tóm lượt các tiêu chuẩn để một bài viết thân thiện với máy tìm kiếm là như thế nào.

- Được viết tự nhiên, không lặp lại một từ khóa quá nhiều lần.
- Các từ khóa quan trọng phải luôn được “mix” thành các từ khóa phụ liên quan. Ví dụ: Cài đặt WordPress và Cài blog WordPress
- Từ khóa quan trọng nên xuất hiện 1 lần ở phần đầu tiên của bài viết, 2 lần ở đoạn giữa và 1 lần ở cuối bài.
- Từ khóa quan trọng phải được đưa lên thẻ <title> và meta description.
- Thẻ meta description phải chứa từ khóa quan trọng lẫn từ khóa phụ, được gọi là bổ nghĩa cho nó nhưng vẫn thân thiện với các truy vấn tìm kiếm.
- Tiêu đề bài viết luôn được nằm trong cặp thẻ h1.
- Các từ khóa quan trọng nên đưa lên thẻ heading (h2, h3 trong bài viết) và bôi đậm khi cần thiết, tránh in nghiêng và gạch chân. Cũng tránh kiểu bôi đậm 1 từ khóa nhiều lần.
- Internal Linking nên dẫn tới các BÀI VIẾT khác với anchor text thích hợp và mỗi internal link đó đều nên có thẻ title.
Và quan trọng nhất, là chọn cũng như sử dụng từ khóa tối ưu nhất có thể, đây là mấu chốt của vấn đề.

Đó là một vài ý cơ bản của mình, có thể chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ cho lắm nhưng bản đầy đủ hơn mình chờ mọi người góp ý nhé. Bây giờ chúng ta tiến hành vào việc viết một bài viết theo chuẩn SEO.

6 bước viết bài theo chuẩn SEO

Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất
Có một vấn đề khá buồn cười ở đây là có một số bài viết mình luôn đứng top 1 nhưng lại nhận rất ít lượt truy cập vào đó, đơn giản là chủ đề bài viết đó không được nhiều người quan tâm. Và dần dần sau này, nếu các bạn có để ý kỹ thì sẽ thấy khi mình đăng một bài nào mà nhận được nhiều bình luận thì y như rằng bài sau lại có liên quan đến nó, vì mình biết rằng chủ đề này sẽ được nhiều người quan tâm, đó là cơ hội mình “hút” traffic rất tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ qua
[IMG]


Vì vậy trước khi bạn bắt tay đầu tư một vài bài viết mà ta sẽ xác định nó làm nền tảng để kéo traffic về site thì hãy chọn các chủ đề mà được nhiều người quan tâm nhất nhưng vẫn trong khả năng viết lách của bạn. Vấn đề này bạn có thể sử dụng Google Trends để theo dõi tần suất tìm kiếm của một vài từ khóa mà bạn đang nhắm tới, hoặc là sử dụng Google Adword Keyword Tools để xem các từ khóa có chiều hướng tăng trưởng theo tháng hay một cách nào đó mà bạn cho là tốt nhất.

Vậy trong bài này, mình sẽ chọn một chủ đề mà đã giúp blog mình được phổ biến rộng rãi cũng như tăng mối quan hệ, đó là SEO. Mà cụ thể sẽ là Viết nội dung theo chuẩn SEO. Dưới đây là một vài lý do mà mình chọn chủ đề này:

- Xu hướng SEO năm 2013 đang tập trung vào việc SEO nội dung và nhiều người đang quan tâm đến vấn đề này.
- Các chủ đề khác như Link Building đã có quá nhiều người viết.
- Quy mô chủ đề này khá hẹp, dễ viết và tập trung vào từ khóa. Ví dụ nếu mình chọn đề tài là "Hướng dẫn SEO Onpage 2013", nó cũng có liên quan đến vụ Bài viết chuẩn SEO nhưng nếu phân tích ra thì chủ đề nó quá rộng vì không chỉ là tối ưu bài viết mà còn phải tối ưu code, cấu trúc website, tốc độ tải trang…

Nói tóm lại, việc bạn cần làm ở bước 1 này là Chọn một chủ đề có liên quan đến các bài viết trước có trên site của bạn, thu hẹp quy mô nội dung của nó và chắc chắn là bạn phải viết tốt chủ đề đó.

Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Hãy chọn từ được nhiều người tìm.
[IMG]


Trước tiên, mình nhắc lại là hiện nay còn rất ít người tìm kiếm cái gì đó mà họ cần với một từ khóa ngắn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì ít ai lại lên Google gõ "nghe nhac" bao giờ, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc "nghe nhac tre" gì đó. Vì vậy nếu bạn đang cố gắng focus vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.

Quay trở lại đề tài của mình, nếu như mình đang nhắm vào chủ đề Bài viết chuẩn SEO thì mình bắt buộc phải nghĩ đến các từ khóa mà độc giả có thể sử dụng để tìm bài viết giống bài mà mình sắp viết, một số gợi ý sẽ được mình đưa ra như:

- Viết bài để SEO
- Cách SEO nội dung
- Viết bài thân thiện với Google
- Cách SEO từ khóa khi viết blog
- Bài viết theo chuẩn SEO

Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ từ khóa cho từ khóa chính. Nhưng nếu bạn có ít gợi ý thì sao?

Cách tìm thêm các ý tưởng đặt từ khóa trên Google Adword Keyword Tools

Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị tầm 5, 6 từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính. Nếu bạn chưa đủ thì bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Adword Keyword Tools để tìm các từ khóa liên quan đến nó và sẽ có thể biết được nó có nhiều người tìm kiếm hay không. Khi vào đây nghiên cứu từ khóa thì bạn nên chú ý ở một số phần mà mình có đánh dấu vào ảnh dưới để có thể truy xuất kết quả ra một cách chính xác:


[IMG]


Do chủ đề mình chọn ở Việt Nam chưa có quá nhiều người tìm kiếm nên kết quả trả về khi nghiên cứu rất chán, vì vậy mình sẽ không hướng dẫn chi tiết trên đây. Nhưng bạn có thể vào đó để tìm các gợi ý từ khóa, tốt nhất là hãy chọn các từ khóa có độ cạnh tranh từ trung bình đến thấp nhưng có lượng tìm kiếm cục bộ mỗi tháng cao.

(Khuyến khích) – Thăm dò đối thủ

Một vấn đề mà bạn cũng nên chú ý trước khi đăng một bài viết quan trọng đó là hãy thăm dò các bài viết khác trên mạng cùng chủ đề mà đó sẽ trở thành “đối thủ” của bạn khi bài viết được đăng ra. Các tiêu chí bài viết để có thể giúp bạn vượt mặt đối thủ:

- Lượng comment phải nhiều.
- Bài viết chi tiết, dễ hiểu, trang trí gọn gàng hơn so với đối thủ.
- Tối ưu từ khóa trên title, description tốt hơn đối thủ.

Đại loại là như vậy, ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác nhưng nó còn phụ thuộc vào từng chủ đề nên mình không nói chi tiết ra đây. Theo chủ đề của mình đã chọn là Viết bài chuẩn SEO thì khi lên Google mình tìm kiếm với từ khóa “bai viet SEO” thì nó ra những kết quả như sau:
[IMG]

Như vậy bạn có thể thấy 6 kết quả đầu tiên đều focus vào từ khóa “viết bài” và lấy từ khóa “SEO” làm từ hỗ trợ cho nó. Lúc này mình phải suy nghĩ, liệu mình có nên tiếp tục focus vào từ khóa Viết bài để SEO hay Viết bài chuẩn SEO hay không khi đã có nhiều người focus cùng một lúc? Câu trả lời này có thể tùy vào mỗi người, ai thích thử sức thì cứ focus còn ai muốn tìm một con đường khác tối ưu hơn là đối đầu thì tìm từ khóa khác tốt hơn nhưng vẫn có thể vượt mặt được các bài viết kia. Và sau khi suy nghĩ thì mình quyết định chọn cụm từ khóa “Viết nội dung” làm từ khóa chính và các cụm từ như “Viết bài”, “SEO”, “chuẩn SEO” đều sẽ thành từ khóa phụ. Bởi vì:

- Từ khóa “nội dung” đang dần được sử dụng nhiều trong giới SEO, nào là “Phát triển nội dung”, “SEO nội dung”…v…v..nó tốt hơn là từ khóa “viết bài”.
- Ít sự cạnh tranh nhưng có chiều hướng tăng dần.
- Cụm từ “Nội dung” bạn có thể lái sang từ khóa “viết bài” một cách dễ dàng.

Rồi, vậy ngay bây giờ mình đã có thể bắt tay vào làm các công việc tiếp theo để có một bài viết theo đúng chuẩn SEO.

Bước 3 – Lên cấu trúc cho bài viết

Sau khi bạn đã có “trên tay” những từ khóa mà bạn biết là sẽ tập trung vào bài viết thì dường như bạn đã đi được 50% đoạn đường, đối với mình thì cứ có từ khóa là có tất cả, mình hy vọng bạn cũng sẽ như vậy.

Nhưng để bài viết của bạn trở nên chất lượng, độc giả dễ đọc, dễ hiểu, chuyên nghiệp, nội dung mạch lạc…v..v..thì điều quan trọng nhất là bạn phải có một cấu trúc bài viết thật hoàn chỉnh. Một bài viết chất lượng không bao giờ được viết một mạch từ đầu tới cuối vì như thế rất khó đọc, nó nên được chia ra thành từng phần theo thứ tự hợp lý để độc giả có thể nắm bắt nội dung khi rê chuột lướt qua nội dung mà không cần cắm mặt vào đọc.

Mặt khác, hãy vận dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) làm tiêu đề bài viết vì từ đó tới giờ bot tìm kiếm luôn chú tâm vào các thẻ này hơn là các từ in đậm. Hãy thử xem ví dụ của một cấu trúc bài viết theo chủ đề mà mình đã chọn ở bước
1, đó cũng là bài viết mà bạn đang đọc đây.

Bài viết chuẩn SEO là như thế nào?

7 bước viết bài theo chuẩn SEO

Bước 1 - Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất
Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa
(Tự chọn) Thăm dò đối thủ
Bước 3 – Lên cấu trúc bài viết
Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO
Bước 5 – Viết tiêu đề hấp dẫn, thu hút, chuẩn SEO

Lời kết

Đó là một cấu trúc bài viết mà mình thường viết, nội dung luôn được chia ra mỗi phần. Và nếu bạn chưa bao giờ làm điều này thì hãy áp dụng ngay, bài viết của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn nhiều.

Lưu ý là tại mỗi tiêu đề của mỗi phần, bạn nên đặt thẻ heading cho nó từ h2 đến h4. Trong WordPress bạn có thể đặt thẻ heading cho một cụm từ nào đó bằng cách bôi đen và chọn thẻ Heading tương ứng trong menu đổ Paragraph ở khung soạn thảo.
[IMG]


Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO

Bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều là sau khi có được cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, bạn có thể dễ dàng bắt tay vào việc viết nội dung, ý tưởng từ đó cũng luôn được tuôn trào ra không ngừng nghỉ. Nhưng nói riêng về việc viết nội dung thì không có một công thức hoàn chỉnh nào cả, cũng như những nhà văn luôn luôn có một phong cách viết khác nhau chẳng ai giống ai. Vì vậy theo mình, để trở nên viết tốt thì chỉ còn cách là viết thật nhiều, viết mọi lúc mọi nơi, viết về mọi thứ, tốt nhất là nên tạo một blog tập tành làm blogger để luyện kỹ năng viết trở nên bá đạo hơn. Hoặc là bạn có thể tham khảo các bài viết của người khác, đọc blog hằng ngày cũng là một cách tốt để luyện kỹ năng viết.

Có một vấn đề mà bạn có thể nhận thấy ở các blogger chuyên nghiệp đó là họ viết như nói – nói như thể đang viết, họ có thể “đồng bộ hóa” giữa lời nói và chữ viết để có thể truyền đạt đầy đủ các cảm xúc đến người đọc. Vì vậy khi bắt tay vào việc viết nội dung, hãy tạm quên đi các từ khóa mà bạn đã chọn trước kia, tập trung hoàn toàn vào việc diễn đạt bài viết để nó trở nên tự nhiên nhất, không bị gò bó một cách khô khan. Sau khi viết xong, bạn có thể đọc lại bài viết đó và sửa lại các từ khóa để nó tối ưu hơn, tránh từ khóa trở nên lan man, thiếu tập trung hoặc bị lặp lại quá nhiều lần.
Đừng quên đặt liên kết nội (internal link) vào bài viết

Có thêm một yếu tố mà TẤT CẢ các Copywriter khác đều áp dụng đó là chèn liên kết trở tới các bài viết có liên quan đến một cụm từ khóa nào đó vào trong bài. Điều này không những bạn tạo điều kiện cho bot tìm kiếm tiếp tục cập nhật lại bài viết cũ, tăng Page Authority cho trang đó mà còn giúp bạn tăng Pageview đáng kể vì biết đâu các liên kết nội đó lại có ích cho người đọc thì sao. Còn cách thức chèn liên kết nội thế nào cho chính xác á? Không biết ai làm sao chứ mình thì làm hoàn toàn bằng thủ công, tức là tự tay lục lại các bài viết đó rồi chèn vào, chính xác 100%.

Cũng đừng bỏ đi liên kết ngoại

Nếu trong bài viết của bạn đã có vài liên kết nội thì cũng nên nghĩ tới việc chèn liên kết trỏ ra ngoài (trỏ ra những website khác, hay còn gọi là Outbound Link). Thực ra mà nói, mình không rõ liên kết ngoại có ảnh hưởng đến quá trình SEO hay không nhưng mình có 3 lý do chính để thường xuyên chèn liên kết trỏ ra ngoài:

- Tăng thêm sự phong phú cho bài viết với các liên kết dẫn đến các bài viết liên quan ở blog khác.
- Thắt chặt các mối quan hệ giữa mình và các website khác, cũng là một cách giao lưu rất “tình cảm”.
- Kiếm pingback/trackback từ bài viết được trỏ tới. Đây cũng là một dạng backlink khá là chất lượng, nhưng chỉ có tác dụng với những trang có bật tính năng pingback/trackback mà thôi.

Bước 5 – Viết tiêu đề thật tối ưu cho SEO và phải hấp dẫn

Tiêu đề được xem là bộ mặt cho cả bài viết đó mà độc giả không cần đọc bài cũng hiểu được bạn sẽ viết gì trong đó. Một tiêu đề tốt thường thì hội đủ các yếu tố sau đây:

- Ngắn gọn nhưng miêu tả đầy đủ nội dung.
- Chứa từ khóa chính mà bạn đang focus.
- Hấp dẫn, nhìn phát bấm vào luôn.

Chỉ vậy thôi. Giải thích thì hơi dài dòng, bạn thử so sánh 2 tiêu đề bài viết dưới đây:
- Lựa chọn 1: Cách viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
- Lựa chọn 2: 6 bước viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
- Lựa chọn 3: Hướng dẫn viết bài theo chuẩn SEO toàn tập

Vậy nếu là bạn, bạn sẽ click vào tiêu đề nào khi nhìn thấy 3 tiêu đề như trên? Mình sẽ phân tích từng tiêu đề như sau:

Lựa chọn 1: Cũng ngắn gọn, cũng chứa từ khóa quan trọng nhưng có vẻ không thu hút cho lắm vì độc giả không chắn chắn 100% là bài đó có chất lượng hay không hay chỉ đơn thuần là một bài gợi ý.

Lựa chọn 2: Cũng ngắn gọn và chứa từ khóa quan trọng nhưng lợi thế của nó là nói rõ “làm 6 bước”, lúc này độc giả sẽ biết rằng đây là một bài hướng dẫn step-by-step, khá là bổ ích cho những người mới nhập môn.

Lựa chọn 3: Cũng hấp dẫn cho người mới nhập môn nhưng cái từ “toàn tập” đôi khi không được nhiều người dùng cho lắm.

Như vậy, ở đây mình sẽ chọn lựa chọn 2. Các tiêu đề kiểu như thế này luôn dễ gây thu hút cho người đọc, nhưng cũng rất dễ chán nếu blog bạn toàn áp dụng kiểu đặt tiêu đề như thế nào. Tốt nhất là chỉ áp dụng cho các bài quan trọng, phù hợp mà thôi.

Bước 6 – Hãy chắc chắn bạn đã “rải” đủ các từ khóa vào bài viết

Như bước 4 mình có nói là khi viết xong nội dung thì bạn nên đọc lại bài viết một lần nữa và sửa lại các từ khóa trong bài để tối ưu hơn. Từ khóa tối ưu không phải là nó được lặp đi lặp lại từ đầu tới cuối bài viết mà là hãy áp dụng các từ khóa phụ chèn xen kẽ vào để có sự thay đổi, mặt khác bạn cũng tránh được Penguin về việc cố ý nhồi nhét – spam từ khóa.
Bạn nên tham khảo bài viết Cách đặt từ khóa tối ưu để có thể biết chính xác những vị trí nào bạn cần đặt từ khóa quan trọng, ở đâu cần đặt từ khóa phụ.

Sau khi đăng bài nên làm gì?

Đôi khi không phải một bài viết được đăng lên là nó có thể đạt được thứ hạng cao nhất, mà muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi bạn phải làm thêm một số bước nữa để vừa tăng tốc thời gian index, vừa dễ dàng đạt thứ hạng tốt nhất trong thời gian ngắn. Đây là một số việc mình thường làm sau khi đăng một bài viết:

- Tự like và +1 bài đó ngay lập tức.
- Chia sẻ bài viết đó lên Facebook, Google+ và Twitter ngay tức khắc.
- Sử dụng Onlywire để tự động đăng bài lên các trang Social Bookmarking và Social Networking khác.
- Giới thiệu cho bạn bè để họ đọc và gửi comment, bài càng nhiều comment thì từ khóa của bài đó càng đa dạng vì Google có index cả các comment của độc giả mà.
- Trỏ link bài viết mới vào bài viết cũ có liên quan và ngược lại.

Lời kết

Tới đây thì coi như bạn đã vừa viết được một bài khá là thân thiện với máy tìm kiếm, hợp chuẩn SEO rồi. Sau khi viết xong bài thì các bạn nên tự đặt ra một số câu hỏi nữa để có thể tối ưu bài viết tốt hơn. Một số câu hỏi như thế này bạn cần trả lời mỗi khi viết một bài:

- Cấu trúc bài viết đó có dễ hiểu không? Có cần sửa lại cấu trúc để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung hay không?
- Bài viết của mình đã có video hoặc hình ảnh chưa? Nếu chưa thì nó sẽ có ích và thú vị hơn khi chèn thêm ảnh hay video vào bài hay không?
- Bài viết này có mang lại giá trị cho độc giả hay không? Có chắc là sẽ nhiều người thích nó rồi đi chia sẻ nó hay không?
Bài viết đã sử dụng đầy đủ các từ khóa phụ mà bạn đã tìm ra ở bước 2 chưa?
- Đọc lại bài viết một lần nữa, có chỗ nào sai chính tả, sai câu cú hay mắc lỗi diễn đạt ngớ ngẩn nào không?
- Hãy nhìn lại các đối thủ, liệu bạn có chiếm được vị trí cao sau khi bài viết này đăng 2, 3 ngày? Có cần tối ưu lại nữa không?     

PageRank có còn quan trọng trong SEO?


PageRank có còn quan trọng trong SEO?



Một trong các cuộc tranh luận gây được nhiều sự chú ý nhất trong SEO là Page Rank quan trọng như thế nào ? và hiện nay nó ảnh hưởng đến SEO như thế nào? PageRank vẫn còn là một yếu tố quan trọng hay chúng ta có thể bỏ qua nó? Trong bài viết này chúng ta sẽ phấn tích lại chủ đề và cố gắng trả lời hết các cậu hỏi cho vấn đề này.

Dịch vụ SEO: Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nhìn lại những vấn đề đã được thảo luận trong những năm trước. Tôi khuyên bạn hãy dành thời gian để đọc hết bài này để trang bị cho mình một kiến thức tổng quát nhất về mối liên hệ PR và SEO.

Page Rank là gì?
[IMG]

Như hầu hết các bạn đã biết, PageRank là một thuật toán để tính toán số liệu web trong đó cho thấy độ tin cậy của một trang cụ thể theo đánh giá của Google. Xếp hạng này không chỉ phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của link đến website mà còn phụ thuộc vào các thông số khác như số lượng outgoing link của mỗi trang, vị trí, sự hiển thị link…

Chú ý: PageRank có giá trị : n/a và từ 0-10.

Quá trình biến đổi của PageRank.

Trong những năm đầu tiên của Google, PageRank là một trong những tín hiệu quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Kết quả là các chuyên gia SEO tập trung nhiều vào tăng giá trị PageRank của các trang của họ bằng cách xây dựng các liên kết tự nhiên hoặc bằng cách mua link từ các trang có PageRank cao. Đồng thời, SEOer và quản trị web cố gắng để thay đổi cấu trúc liên kết nội bộ dựa trên những kỹ thuật của Pagerank.

Phản ứng của Google

Trước việc lạm dụng chỉ cố PageRank bằng cách mua link từ những website có Pr cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ đển thuật toán PR của google. Và nó tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các webmaster, SEOer… chính vì vậy google đã cải tiến lại thuật toán và làm giảm sự ảnh hưởng của những website sử dụng paid links trên kết quả tìm kiếm bằng cách loại bỏ những link này ra khỏi thuật toán. Đồng thời google tiến hành banning những website đã bán link. Cũng thời gian này google cho ra đời thẻ rel="nofollow", thuộc tính này sẽ chèn vào anchor text để chỉ ra rằng link này cần bỏ qua, và chỉ số PR sẽ không được chuyển qua website đích.

Ngoài ra, Google đã bắt đầu thông báo cho người sử dụng rằng PageRank chỉ là một trong số 200 yếu tố để đánh giá xếp hạng website và chúng ta không nên nghĩ PR là một chỉ số quan trọng . Hơn nữa họ đã loại bỏ tab PageRank ra khỏi Google Webmaster Toolsgiảm số lẫn cập nhật PR xuống còn 3,4 lần trong một năm.

Google cũng thay đổi nhiều thuật toán để phát hiện spam, thêm các yếu tố như Social Media ( G+), thay đổi lại cấu trúc index ( thuật toán caffeince), hay thuật toán mới nhất là Google Freshness. Cuối cùng thêm các tham số khi tìm kiếm như ( kiểu tìm kiếm) Local Search, News Searchi, Real Time Search so với phương pháp tìm kiếm truyền thống.

Vâng, các bạn không ai không biết trò chơi " mèo đuổi chuột", khi google có biện pháp hạn chế sự lạn dụng PR thì SEO lại tìm cách khác để làm ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. SEO đã phát minh ra kỹ thuật PageRank Sculpting, còn webmaster lại cẩn thận hơn trong việc bán textlink ( Đặt nhiều link liên quan hơn trong 1 trang, chọn vị trí cẩn thận, bán text link với thời gian dài hơn…). Đồng thời các SEOer chuyên nghiệp nghiên cứu thuật toán của SEs để tìm ra phương thức mới làm ảnh hưởng đến bảng xếp hạng. Ngoài ra rất nhiều nghiên cứu đã được công bố trong những năm này là làm sao dự đoán được được giá trị PR, chẳng hạn như sự miêu tả của Dixon Jones ( Marketing Director of Majestic SEO) trong bài viết của ông có tên "PageRank Unmasked"

Tuy nhiện có một sự thay đổi quan trọng ở đây, rất nhiều thành viên uy tín trong cộng đồng SEO bắt đầu đặt ra câu hỏi, PageRank có còn hữu ích hay không? Xoay quanh chủ đề này trong cộng đồng SEO chia ra làm 2 nhóm tư tưởng khác nhau: Một cho rằng PageRank vẫn là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá xếp hạng của google, quan trọng cho SEO. Nhóm còn lại thì cho rằng PR không còn là yếu tố quan trọng nữa và nên bỏ qua.

Vậy theo bạn ! PR có còn quan trọng hay không?

Chúng ta hãy đi phân tích từ những điều mà chúng ta đã nắm rõ. Pagerank và tổng số liên kết ảnh hưởng đến số trang của một website được lập chỉ mục bởi google( indexed).Vì vậy về cơ bản nếu bạn muốn được index nhiều trang hơn bạn cần gia tăng chỉ số PR. Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo rằng cấu trục liên kết của bạn để có thể chuyền pagerank vào các trang quan trọng của website và chúng đã được index.

Hơn thế nữa một đoạn video của Matt Cutt đã nói rằng PageRank vẫn quan trọng, nhưng chúng ta không nên bị ám ảnh về nó quá nhiều: "PR vẫn quan trọng nhưng nó chỉ là 1 trong 200 các yếu tố để đánh giá xếp hạng".
Từ video trên chúng ta có thể kết luận rằng PageRank vẫn là yếu tố quan trọng nhưng chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào việc tăng lưu lượng truy cập có liên quan ( truy cập tiềm năng), bán hàng và tỉ lệ ROI.

Ngoài ra một nghiên cứu thú vị gần đây được tiến hành bởi SEOmoz cho thấy rằng ngay cả khi nếu PR không phải là yếu tố dự đoán tốt nhất thì nó vẫn có sự tương quan trong bảng xếp hạng. SEOmoz cho rằng tuyên bố của google ở bên trên là không hoàn toàn chính xác ( Báo cáo của google là: Chúng tôi tin rằng các trang quan trọng có PR cao hơn sẽ có khả năng xuất hiện ở phía trên cùng của kết quả tìm kiếm )

Cá nhân tôi tôn trọng những phát hiện của nghiên cứu SEOmoz và tôi nghĩ rằng nghiên cứu rất đáng đọc. Tuy nhiên chúng ta lưu ý rằng câu hỏi quan trọng ở đây không phải là PageRank như thế nào để dự đoán được kết quả tìm kiếm trên trang nhất của google mà là ảnh hưởng của PageRank trên thứ tự tìm kiếm cho một số lượng lớn của các pages và cần bao nhiêu trang có PR thấp để có thể có được PR cao khi mà số lượng đối thủ lớn, và cạnh tranh ngay gắt. Ngoài ra chúng ta không được quên rằng trong suốt quá trình phân tích mối tương quan chúng ta không chỉ xem một yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến kết quả như thế nào, mà cần xem xét các tác động tương tác. Điều này có nghĩa là sử dụng 2 hoặc nhiều hơn các yếu tố tại một thời điêm để dự đoán kết quả thì kết quả sẽ hoàn toàn khác khi chúng ta chỉ phân tích các yếu tố riêng biệt.

Quy trình SEO áp dụng thực tế trong Penguin 1.1


Quy trình SEO áp dụng thực tế trong Penguin 1.1

Trong môi trường thế giới SEO hiện nay có rất nhiều quy trình seo rất hiệu quả và chính xác như “Quy trinh seo mới” của anh Ngọc Chính là điển hình…Từ khi google cập nhật và ra mắt Goolge Penguin 1.1 đã có rất nhiều website của cá nhân cũng như công ty doanh nghiệp bị “dính đòn” bởi thuật toán của nó…Nhưng cũng có bài viết về cách làm sao lấy lại được thứ hạng khi bị Penguin 1.1

[IMG]


Theo như Matt cutts nói: “nếu website bạn bị Penguin 1.1 điều trước tiên bạn nên xem lại tất cả các link mà bạn đã đi spam xem có những link xấu thì hãy xóa đi hoặc xem lại cách onpage và bố cục web sai tất cả các lỗi trong website….Nếu đã làm chỉnh sửa tất cả đã xong nhưng website bạn vẫn không tiến triển thì tốt nhất bạn nên nghĩ đến một site mới..”

Đó là theo cách nói của Matt cutts nhưng theo tôi thì không đến nỗi vậy mọi thứ điều có thể cứu vớt được khi site bạn chưa nằm trong “black list”..Tôi được những đàn anh đi trước chia sẻ nhiều kinh nghiệm và tôi đã đúc kết được những điều quan trọng sau :

- Hãy xem site bạn như người “con ruột” mà bạn đã sinh nó ra.

- Hãy đảm bảo nội dung của mình tốt cho người xem và có lợi cho họ..

- Vị trí top cao là mới đưa khách hàng đến cửa nhà bạn còn họ có ở lại hay ý muốn quay lại lần sau đối với ngôi nhà bạn hay không đây mới là điều quan trọng.

SEO một site cũng như nuôi một đứa con mới sinh ra hãy chăm sóc cho nó những gì tốt nhất như site hãy tối ưu onpage và bố cục nội dung đẹp mắt để lấy được thiện cảm trong mắt người dùng lần đầu vào site mình..Những điều cần làm trong SEO hiện nay khi site bạn bị Penguin 1.1:

- Đừng bao giờ đi spam link cũng như đứa con mình muốn nó giỏi và nổi tiếng thì đừng bao giờ đi “Nổ” với người khác trong khi con mình chưa có gì..

- Hãy xây dựng liên kết nội bộ vững mạnh…Chỉ có mối tình cảm trong gia đình tốt đẹp và yêu thương nhau thì con bạn (website bạn) mới phát triển tốt và đủ khả năng chống chọi lại nhưng khó khăn trong cuộc sống.

- Thường xuyên đi cập nhật tin tức theo dõi cách người khác làm cho site họ đứng được vị thứ cao trong Penguin 1.1 hiện nay….Hãy xem con ông hang xóm cách dạy con và cách ổng nuôi con làm sao mà nó lại to cao – khỏe mạnh – học giỏi và được nhiều người yêu quý.

- Hãy đưa site bạn đến với các cộng đồng tập trung nhiều người như facebook, google +.....

Đó là những gì tôi nghĩ có thể chia sẻ với các bạn..Còn kết quả ra sao là tùy ở bạn !! Đừng bao giờ bắt con chúng ta phải đạt được điều này điều kia mà hãy để nó phát triển một cách tự nhiên nhất.. Lời văn có thể không hay nhưng tất cả là những kinh nghiệm tôi có được trong lúc Pengiuin 1.1 ra đời...

Xây dựng liên kết là thu thập "Liên kết tốt" không "liên kết xấu"


Xây dựng liên kết là thu thập "Liên kết tốt" không "liên kết xấu"


Đối với tất cả mọi người Goolge thường xuyên khuyến khích đi xây dựng liên kết để có được một thứ hạng tốt nhất. Tuy nhiên trong thời kỳ trỗi dậy của Goolge Penguin update 1.1, nó trở thành nỗi đau đớn rõ ràng với tôi và rất nhiều người vì đã không hiểu được chất lượng vốn có của liên kết một phần thông điệp mà Google đã gởi đến để xây dựng liên kết...Hãy thay đổi cách nhìn về liên kết, bạn thât sự muốn có được các liên kết nhưng những liên kết tốt rất khó đạt được nhưng bạn sẽ cố gắng chứ không phải chịu an phận với các liên kết xấu...
[IMG]

Trong bài viết "quy trình seo áp dụng thực tế trong Penguin 1.1" đó là những gì tôi muốn nói đến với các bạn chưa hiểu về ý nghĩa thật sự liên kết và một số đã quên đi tầm quan trọng của việc xây dựng liên kết.. Bạn thực sự muốn website mình có những liên kết tự nhiên chứ không phải vì Google ?? Mấy ngày qua có một số anh(chị) và những người bạn hỏi tôi: "vậy làm sao để có được những liên kết tự nhiên từ người dùng ??" tôi không ngại chia sẻ quan điểm của mình là:

- Tôi sẽ không đăng bài hay để liên kết từ các trang có PR cao hay lượt view cao chỉ vì website họ được google đánh giá cao...Mà tôi sẽ để link của website mình ở những nơi tập trung nhiều người dùng của tôi và để họ click vào đến với mình.

- Tôi sẽ để link web mình trên các mạng xã hội được người dùng ưa thích nhất

- Gởi bình luận trên các blog nếu bạn có cái gì đó thật hữu ích còn nếu không thì đừng nói gì mà thả vào đó 1 liên kết..

Có nhiều dạng liên kết được tôi liệt kê ra nhưng tôi không hiểu hết được ý nghĩa của nó và tôi cảm thấy mệt mỏi không muốn tìm hiểu nữa nhưng cũng chính thời điểm đó đã thôi thúc tôi hãy giải quyết nó đừng chần chừ nữa. cuối cũng tôi cũng ngộ ra được vài điều :

- Tránh xa các công cụ hay phần mềm cho rằng có thể tạo ra các liên kết tốt cho website bạn..

- Đừng bao giờ bắt buộc bản thân phải kiếm ra những liên kết tốt bằng cách chạy lăng xăng trên các website blog để link vì điều này bất cứ ai cũng có thể làm được như bạn...

==> Những gì bạn thật sự cần là những liên kết đến từ những nơi tập trung một lượng khách hàng thực tế có thể thấy liên kết của bạn và click vào đó đến thăm web bạn...làm được điều đó là bạn đã xây dựng được loại hình liên kết mà bộ máy tìm kiếm muốn thưởng cho bạn..

Những phần tôi đề cập bên trên là nói xây dựng liên kết tự nhiên và giờ đến phần tiếp theo cái phần mà dường như có một số người đã quên lãng nó đi nhưng trong thời bây giờ chính nó là yếu tố quyết định lớn nhất đến độ tự tin website đối với google...

Liên kết nội bộ là liên kết từ các thư mục trong cùng website với nhau nhưng không phải là tất cả các thư mục trog website...Theo như tôi biết thì SEOmoz.org đang cố gắng ước lệ phần trăm của gần 3.000 thư mục bị cấm bởi Google..Nếu bạn nghĩ 80% là an toàn khi liên kết tất cả các thư mục lại với nhau thì hãy nghĩ lại. Các tiêu chí để được liên kết là gì ? Những ai có lợi về nó hoặc nó có được chọn lọc kỹ càng ? Những cái này không được xem là liên kết có giá trị theo quan điểm của tôi...

Ảnh hưởng của Google Author Rank tới Content marketing và báo chí


Ảnh hưởng của Google Author Rank tới Content marketing và báo chí


Trước kia các kết quả tìm kiếm của Google chỉ nhấn mạnh vào nội dung nhưng nay mọi chuyện đã khác. Nếu bạn muốn bài viết của mình được bộ máy tìm kiếm của Google quan tâm, hãy để tâm tới Google+ và Author Rank.
[IMG]

Google đang sử dụng Google+ để tạo ảnh hưởng đến các kết quả tìm kiếm.

Các thương hiệu và tổ chức truyền thông cần phải sớm nhận thức về chuyện này. Rõ ràng điều này nó có sức ảnh hưởng không nhỏ. Search Plus Your World – chức năng ưu tiên các nội dung từ các kết nối liên quan đến Google+ - đã được khởi động 1 năm trước nhưng Author Rank ( AR - xếp hạng tác giả) thậm chí còn có ảnh hưởng nhiều hơn lên kết quả tìm kiếm. Sự ảnh hưởng này không được chính thức công nhận nhưng sau 7 năm làm việc, AR (trước đây nó còn được gọi là Agent Rank) rõ ràng là một xu hướng đối với các kết quả tìm kiếm từ Google.

Sự thay đổi diễn ra rất đơn giản – Google muốn ưu tiên những nội dung được tạo ra từ những tác giả với uy tín gắt liền với một số topic cố định trong các kết quả tìm kiếm. Sự tín nhiệm chính là thứ làm các kết quả tìm kiếm của google trở nên hiệu quả và hữu ích. Lọc spam chính là mục đích của PageRank. Các SEO spammer vẫn luôn tìm cách để vượt qua bộ lọc này. Thế nên giờ Google mới xác minh những tác giả cá nhân thông qua mạng xã hội Google+ với một thứ gọi là Author Rank. Nếu một website kết nối tài khoản của tác giả với tài khoản Google+ của họ, các kết quả tìm kiếm sẽ chỉ thẳng ra người viết và các kết quả có liên quan đến các bài viết của họ. Những câu chuyện được xếp hạng cao hơn sẽ mừng lại nhiều giá trị thực hơn. Một trong số đó là tỷ lệ nhấp chuột lớn hơn 40% so với bình thường – theo chủ tịch Greg Boser của agency BlueGlass.

Hãy xem kết quả tìm kiếm cho cụm từ “social media trends 2012”. 2 kết quả hàng đầu là các kết quả Author Rank. Xếp thứ 3 là bài viết được TechCrunch chia sẻ trên Google+. Hai kết quả đầu có ảnh tác giả nên hấp dẫn hơn kết quả thứ 3 và thậm chí kết kết quả đó còn chịu tác động từ việc tôi đã follow trang blog này trên Google+

[IMG]

Bạn có thể lập luận rằng Google đang giết chết sự hoàn hảo của mình với hy vọng điên rồ là đánh bại Facebook trong trận chiến giữa các mạng xã hội. Hay bạn có thể lập luận giống như nhiều chuyên gia SEO rằng Google đang cố gắng hoàn thiện các kết quả tìm kiếm của nó với những dữ liệu phong phú và có thể kiểm chứng được. Sự thay đổi này đã đi được một bước dài trên con đường xóa bỏ những nội dung rác. Thật dễ để giả mạo các liên kết và có PageRank cao nhưng không dễ để các spammer giả mạo danh tính của một cá nhân thông qua một tài khoản Google+.

Dù sao đi nữa thì nó cũng là một sản phẩm và cần phải có sự thay đổi hợp lí. Google từng rất hay sử dụng các thuật toán thay vì quan tâm nhiều đến tác giả - con người. Trước kia, nội dung được nhấn mạnh nhiều hơn so với việc ai viết ra nó.

Dù bạn có thấy điều này là tốt hay không thì sự thay đổi này đã tạo ra những nhánh tác giả khác nhau. Các thương hiệu biết họ phải tạo ra nội dung bằng việc không chỉ nói về xu hướng sống xanh hay có gì đó liên quan đến hữu cơ trong các kết quả tìm kiếm. Để thu hút khách hàng thậm chí phải có tư tưởng của người dẫn đầu trong ngành công nghiệp đó. Hầu hết các công ty không thuê những nhà báo tên tuổi để markeing nội dung của mình bởi thực tế họ không đủ khả năng. Sẽ dễ hơn khi thuê một nhà tư vấn vô danh hay một copywriter để tạo ra các nội dung . Chẳng có ai quan tâm ai đã viết ra những nội dung ấy miễn là chúng cung cấp những nội dung hợp pháp đối với Google. Giờ đây, Google muốn các tác giả được nhận diện.

Theo nhiều nguồn tin, Google đã sử dụng nhiều năm để nghiên cứu giá trị của một byline (dòng giới thiệu về tác giả, tổ chức làm việc trong đầu đề hoặc cuối bài viết) và sự ảnh hưởng thông qua các thuật toán cũng như cơ chế xếp hạng. Các công cụ tìm kiếm có thể tìm nội dung từ các trang web mơ hồ, không có list bài rõ ràng trực quan hay thậm chí những trang web mà bạn không biết. Mức độ cá nhân được chú trọng. Nhiều vấn đề đã xuất hiện khi những trang web có nội dung kém được tạo ra.
[IMG]
Byline có hình ảnh của tác giả cùng tag Google+

Thậm chí các phương tiện truyền thông cũng không thể đơn thuần tin vào việc cứ giành được xếp hạng cao là câu chuyện của mình sẽ được đẩy lên trang đầu trong các kết quả tìm kiếm. Đó có thể là những tác giả cá nhân. Trong thế giới mà nội dung được xã hội phân phối như hiện nay, chung ta đều biết rằng tin tức mang tính cá nhân nhiều hơn. Trang chủ của các trang tin tức không gắn liền vào độc giả nữa, họ thường dựa vào mục tiêu của câu chuyện là gì để quảng bá chúng nhằm thúc đẩy lượng truy cập. Ngay cả những tác giả có tầm ảnh hưởng và được hàng nghìn người follow trên Twitter cũng chưa chắc có được quyền lực như họ tưởng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người sử dụng Twitter với hơn 5000 folowers thu hút ít traffic và click hơn so với những người có số follower khiêm tốn. Thực sự rất đơn giản để kết nối công chúng với những trang web của tác giả và tài khoản Google+ của họ. Nhưng chỉ 4 trong số top 100 công ty Fortune từng làm thế.

Google không sở hữu tất cả các mạng xã hội nhưng nó có công cụ tìm kiếm và email của riêng nó (thậm chí đăng kí Gmail xong sẽ có ngay 1 tài khoản Google+). Author Rank là một cách rất thông minh để đối phó với những SEO spammer trong khi bắt những nhà sản xuất nội dung phải sử dụng Goole+. Có thể họ ko thích nhưng đây vẫn là 1 lựa chọn tốt.    

Những hiểu lầm cần tránh khi làm seo


Những hiểu lầm cần tránh khi làm seo

1. Nội dung tốt là tất cả những gì bạn cần:

Việc chỉ có nội dung tốt thôi cũng là chưa đủ, đồng ý rằng việc có nội dung tốt là nền tảng cho một web thành công, bài viết hấp dẫn, hữu ích sẽ thu hút khách hàng và đảm bảo họ sẽ truy cập vào trang của bạn thường xuyên. Xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng cho bất kỳ web nào, vậy để độc giả nhận diện thương hiệu qua seo thì bạn nên đầu tư vào nội dung kèm theo đó là các phương pháp seo điển hình nhất tại thời điểm Google cập nhật thuật toán mới.

2. Google tích cực gây bất lợi cho các trang web nhất định:

Bất cứ ai làm seo cũng từng cảm thấy bối rối khi bị rớt hạng một cách lạ lùng. Có vẻ như bạn chẳng làm gì sai cả nhưng bằng cách nào đó Google quyết định cho bạn xếp hạng thấp hơn. Bạn đừng vội nghĩ là web của bạn đang bị phạt, thực ra có thể có rất nhiều nguyên nhân ví dụ đối thủ cạnh tranh của bạn nhận được một "làn sóng lớn" các liên kết do anh ta được lên chương trình truyền hình nổi tiếng. Hoặc Google đã thay đổi thuật toán nội bộ của họ điều này xảy ra thường xuyên nên các website không việc gì phải lo sợ và coi đó như là thảm họa. Chỉ có điều mỗi lần thay đổi thế này thì khó mà biết đâu là gốc rễ gây ra sự rớt hạng để mà sửa chữa, bạn chỉ còn cách chăm chỉ và kiên trì hơn để lấy lại thứ hạng của bạn. Đừng để bị cám dỗ bởi các phương pháp "mũ đen" hoặc than thân trách phận đổ lỗi cho Google.

3. Google adwords sẽ cung cấp cho bạn ưu đãi:

Đây là chương trình rất hữu ích của Google cho phép bạn đặt quảng cáo trên các trang khác để quảng cáo cho bạn, đây cũng chính là một phần của chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Đương nhiên Adwords cũng không giúp bạn tăng hạng vì nó là quảng cáo trả tiền, nó cũng không làm tăng lượng khách hàng tìm kiếm bạn.

4. seo chỉ cần thực hiện một lần duy nhất:

Khi trang web mới vừa được tạo ra thì chủ sở hữu thường đầu tư cho seo, cũng giống như tiếp thị ngoại tuyến thìseo không phải là việc chỉ cần làm một lần duy nhất mà nó là cả một quá trình liên tục lâu dài có lẽ là sẽ đến khi nào mà trang web không còn tồn tại. Web không phải một cuốn bách khoa toàn thư bằng văn bản mà nó luôn thay đổi và cập nhật liên tục. Khi các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện hay khi Google thay đổi thuật toán lúc đó các liên kết trở nên cũ không còn quan trọng nữa đó chính là lúc mở ra cơ hội tiếp tục tìm tòi seo theo cách mới. Bằng nỗ lực duy trì không ngừng nghỉ của bạn sẽ đảm bảo xếp hạng không có nhiều biến động.

5. Các công ty seo có thể đảm bảo seo lên:

Đây là tuyên bố rất phổ biến nhưng hầu như chẳng đúng chút nào. Ở đâu cũng đảm bảo là sử dụng phương pháp của họ kết quả sẽ được đảm bảo tăng hạng nhưng thực tế là chẳng có phương pháp nhất định nào cả, seo không phải là cái gì đó bạn làm một lần sau đó quên.
Một chiến thuật seo rõ ràng cũng phần nào giúp cho việc seo của bạn tốt hơn người khác nhưng nó cũng không đủ đảm bảo là bạn sẽ tăng hạng hoặc không bị tụt hạng khi Google thay đổi thuật toán. Và nếu điều kỳ diệu xảy ra bạn may mắn có được thứ hạng cao thì sớm muộn phương pháp bạn đang làm cũng sẽ bị rò rỉ thông tin ra ngoài và mọi người cùng áp dụng cùng một chiến thuật như bạn. Vậy bạn nghĩ thứ hạng của bạn sẽ thế nào?

6. Đặt quá nhiều liên kết mỗi trang có thể bạn sẽ bị phạt:

Một số người cho rằng điều này là đúng Ví dụ, đặt hơn 100 liên kết trên trang đích của bạn sẽ dẫn đến việc bạn bị phạt bởi Google. Việc spam backlink lên các trang là điều bạn không nên làm vì Google bot có cách phát hiện điều đó. Mà nếu bạn tạo ra trang web với nhiều liên kết thì cũng không nên sợ hãi miễn sao việc bạn làm chỉ là điều hướng bình thường của trang web.

7. Liên kết nội bộ không quan trọng cho seo:

Nhiều người chỉ coi trọng việc tạo backlink nhưng bỏ quên mất tằng liên kết nội bộ cũng rất quan trọng. Nếu trang của bạn chuyển hướng nội bộ chưa tốt Google có thể phát hiện ra điều đó và có thể phạt bạn. Hãy dành thời gian cần thiết để tạo ra các liên kết nội bộ tốt. Đây là điều dễ dàng có thể làm nên đừng bỏ qua nhé.

8. Like của Facebook hay Twitter là yếu tố số 1 trong seo:

Có thể nói truyền thông xã hội là trung gian giúp mọi người tìm thông tin trên web. Kinh doanh hiện đại mất quá nhiều thời gian trên các phương tiện truyền thông xã hội mà thực tế là điều này chỉ nhằm mục đích quảng bá. Nếu đã làm thì hãy làm song song đừng chỉ tập trung vào các phương tiện truyền thông xã hội mà bỏ qua chiêu thức và phương pháp seo truyền thống.

9. Từ khóa không còn quan trọng nữa:

Từ khóa không còn quan trọng chỉ đúng khi bạn nhồi nhét quá nhiều, các chuyên gia nhận định rằng không cần phải làm như vậy không phải vì từ khóa không quan trọng. Việc từ khóa xuất hiện tự nhiên sẽ được Google đánh giá cao hơn.

10. Sử dụng các tiêu đề lớn hơn để cải thiện thứ hạng:

Ví dụ như H1 và H2 là quan trọng vì các công cụ tìm kiếm nhìn vào cách bố trí trang web của bạn. Bạn cần phải có tiêu đề ý nghĩa và chứa từ khóa để công cụ tìm kiếm biết nội dung đang nói về điều gì. Tuy nhiên kích thước hoặc phong cách của các tiêu đề như CSS lại không quan trọng lắm vì Google và các công cụ tìm kiếm khác quan tâm tới nội dung và khả năng sử dụng chứ không phải là phong cách nghệ thuật.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

SEO 2013, SEO tổng thể hoặc chết


SEO 2013, SEO tổng thể hoặc chết

Tại sao lại là SEO tổng thể? Các bạn có đang cảm thấy có phần lo lắng và mệt mỏi trước những thay đổi thuật toán trong thời gian gần đây của Google không?

Các bạn thân mến! Hơn 2 năm tham gia vào thị trường SEO, từ việc bán dịch vụ SEO cho tới việc nghiên cứu SEO, lập đội nhóm làm SEO, tham gia thực hiện và sau này là quản lý hàng loạt dự án SEO cho khách hàng, tôi đã đúc kết được cho mình khá nhiều kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này. Thật may mắn, tôi biết đến SEO vào cuối năm 2010, giai đoạn hoàng kim của SEO từ khóa. Tại thời điểm đó việc làm SEO còn khá đơn giản, chỉ việc lựa chọn một số HOT keywords, chỉnh sửa sơ website, spam diễn đàn, blog, đặt link footer lên hàng loạt site vệ tinh, trao đổi liên kết …, kiên trì trong vài tháng là từ khóa sẽ lên TOP.

Thế nhưng, mọi chuyện bắt đầu thay đổi kể từ khi Google cho ra đời bản cập nhật Google Panda đầu tiên vào ngày 24-2-2012, từ đó Google liên tục cập nhật các bản Panda một cách dồn dập (tính tới nay đã có 24 lần cập nhật, mới nhất là Panda Update 24 vào ngày 22-1-2013) và thực sự gây xáo trộn nặng nề trong giới SEO khi Google Penguin 1 ra đời vào ngày 24-4-2012 (rồi Penguin 2, 3), thuật toán mà theo Google đó là sự trừng phạt những website vi phạm Google Webmaster Guidelines hoặc sử dụng các kỹ thuật Black Hat SEO.
Hàng loạt website đã bị Google cho “ra đảo” bằng các hình phạt rất nặng như “tù giam” (Sandbox) hay “chung thân” (Penalty). Chính bản thân tôi cũng đã có 3 website lãnh hậu quả này, cũng may chỉ bị án tù giam, sau một thời gian “cải tạo” tốt nay đã được tha bổng và đang trong quá trình “làm lại cuộc đời”.

Tôi nghĩ rằng mình may mắn vì tôi biết đến SEO, học SEO (đường phố), làm SEO và khởi nghiệp công ty NETVIETONLINE trong giai đoạn mà Google có nhiều biến động nhất, nó giúp tôi học được nhiều hơn từ những sai lầm và thất bại, giúp tôi hiểu được việc SEO không chỉ là đưa từ khóa lên TOP bằng mọi giá mà phải đúng bản chất của việc Optimize (tối ưu hóa) và gia tăng giá trị cho website, cho doanh nghiệp thông qua công cụ tìm kiếm một cách bền vững.

Trở lại vấn đề SEO 2013, SEO tổng thể hoặc chết?

Tôi nghĩ vậy, còn bạn thì sao? Google đã có quá nhiều thay đổi, và tôi tin chắc rằng trong thời gian tới Google sẽ thay đổi nhiều hơn nữa, nỗ lực để cung cấp cho người dung những trải nghiệm tốt nhất từ kết quả tìm kiếm. Chính vì thế, việc SEO từ khóa dựa trên các kỹ thuật cũ đã trở nên lỗi thời và quá nhiều rủi ro. Nếu chúng ta cứ chạy theo những thay đổi đó, chúng ta sẽ không được nghỉ ngơi, sẽ rất mệt mỏi, và những hứng thú nghề SEO trong chúng ta sẽ dần … chết.

Vậy thì phải làm sao đây?

Google làm vậy để làm gì chứ? Tại sao phải cập nhật thuật toán thường xuyên và làm chúng ta điêu đứng như thế?

Các bạn ạ, Google làm thế vì người dùng của họ (trong đó có chúng ta). Google muốn đem đến cho người tìm kiếm những kết quả CHẤT LƯỢNG, đúng cái mà họ đang muốn tìm. Chúng ta không nên làm ngược lại với những khuyến cáo của Google, hãy cố gắng viết nội dung hữu ích, làm liên kết tự nhiên, khi chúng ta đem đến những trải nghiệm tốt cho người dùng, chúng ta sẽ được tín nhiệm. Tất nhiên, việc làm đúng sẽ lâu mang lại kết quả hơn là “lách luật”, nhưng nó sẽ BỀN VỮNG.

Chúng ta làm SEO để làm gì? Có phải để đẩy từ khóa lên TOP?

Nếu có ai đó nghĩ như vậy, theo tôi bạn đã xác định sai mục đích SEO của mình rồi. Mục đích sâu xa của bạn phải là quảng bá website, thương hiệu của bạn đến với đúng và nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua Google với chi phí thấp nhất, tăng trưởng cao nhất và bền vững nhất. Có thể bạn cho rằng, đúng, nhưng nếu từ khóa không lên TOP thì lấy đâu ra nhiều khách hàng? Trong SEO, từ khóa = thị trường, việc lựa chọn từ khóa (thị trường) rất quan trọng, nếu bạn xăm xăm vào đẩy TOP những từ khóa HOT, có số lượng tìm kiếm lớn thì bạn sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh khắc nghiệt từ những đối thủ nặng ký đã đi trước bạn rất lâu. Ví như khi chúng ta ra đường, nếu đường rộng nhưng đông người bạn sẽ đi chậm hơn là đường hẹp nhưng vắng vẻ. Chính vì vậy, nếu bạn xác định đúng mục đích, bạn sẽ lựa chọn thông minh hơn, thị trường rất rộng lớn và có rất nhiều khe hở (niche market), trong SEO thì đó là hằng hà sa số các từ khóa dài, cụ thể, những từ khóa mang tính dẫn dắt (nghĩa là không trực tiếp tới sản phẩm, dịch vụ của bạn mà là gián tiếp, ví dụ bạn bán nấm lim xanh nhưng lại seo từ khóa “cách chữa bệnh ung thư gan”, cung cấp cho người dùng thông tin nấm lim xanh chữa được bệnh ung thư gan) giúp bạn tiếp cận được khách hàng nhưng ít sự cạnh tranh, bạn không phải è lưng è cổ ra đua backlinks (vì những niche keywords thường cạnh tranh rất thấp), loại bỏ được nguy cơ dín các hình phạt của Google. (Nếu bị Sanbox hoặc Penalty thì xem như tiêu tan hết công sức từ trước tới nay)

Ngoài ra, bạn chú ý tới 2 hành vi cốt lõi của người dùng Internet ngày nay đó là SEARCHSHARE, nếu nhìn thấy (thông qua SEARCH, email, forum, blog…) thông tin hữu ích thì người ta sẽ SHARE. Hãy chăm chút đến giá trị thông tin, nếu thực sự có ích nhất định người dùng sẽ chia sẽ và lan truyền rất nhanh, bạn sẽ không phải bỏ công sức tiền của vẫn có các nhân viên truyền thông online hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, khi thông tin được người dùng tự nguyện chia sẻ luôn được tin tưởng và đánh giá cao hơn.

Trích dẫn:
SEO tổng thể là quá trình tối ưu hóa toàn bộ website thân thiện với các công cụ tìm kiếm (tối ưu cấu trúc website, mã nguồn website, cấu trúc nội dung và quảng bá tổng thể). Quá trình này sẽ cải thiện chất lượng và uy tín của website trong mắt công cụ tìm kiếm, giúp website được crawl, index nhanh hơn, xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

SEO tổng thể giúp tăng thứ hạng hàng chục, hàng trăm từ khóa tiềm năng lên top đầu Google, đa số nhằm vào những từ khóa dài có mức độ cạnh tranh thấp nhưng có giá trị về lượng traffic cao hơn các từ khóa hot, tỉ lệ chuyển đổi (ROI) cao hơn.

Dịch vụ SEO tổng thể không cam kết đẩy một vài từ khóa HOT vào top google mà cam kết hàng loạt từ khóa, hướng đến traffic và lợi ích lâu dài mang lại cho website, hướng đến giá trị website của doanh nghiệp.


KẾT LUẬN:

  1. Trong năm 2013, SEO tổng thể kết hợp với SEO Brand Name sẽ lên ngôi.
  2. Đưa SEO tổng thể vào chiến lược Internet Marketing sẽ là lựa chọn khôn ngoan của cá nhân, doanh nghiệp trong thời kỳ mà Google thường xuyên thay đổi thuật toán để đem lại cho người dùng những kết quả tìm kiếm phù hợp nhất.
  3. SEO tổng thể sẽ đem lại giá trị ổn định và bền vững.

SEO và những bước đi vững chắc trong năm 2013


SEO và những bước đi vững chắc trong năm 2013

Cũng giống như bất kỳ hoạt động marketing nào khác, có 1 chiến lược tổng thể và đúng hướng là điều cần thiết để mang đến các chiến dịch SEO thành công. Dưới đây là những điểm nhấn cơ bản nhất của một chiến lược SEO, nhằm mang lại những kết quả vững chắc cho chiến dịch SEO giai đoạn năm 2013.

[IMG]


Nghiên cứu từ khóa: Nghiên cứu từ khóa là khởi đầu cho bất cứ chiến dịch SEOnào, nó là 1 bước trong quá trình nghiên cứu (Research). Cần thực hiện 1 cách chi tiết và phân nhỏ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình cải tiến hiệu quả của website trên internet.

Local SEO: Dành cho các doanh nghiệp muốn tập trung vào 1 thị trường cụ thể, Local SEO thường tập trung vào vị trí địa lý (giả sử TP HCM, Q.1, Q.2,...Việt Nam). Đối tượng sử dụng thường là khách sạn, nhà hàng, trường học, trung tâm sức khỏe – làm đẹp,... Khi mà người dùng ngày càng quen với việc sử dụng mobile để tìm kiếm thông tin thì Local SEO + Mobile SEO sẽ giúp doanh nghiệp bạn nhanh chóng tiếp cận khách hàng hơn.

Phân tích cấu trúc website và tối ưu hóa trên trang: Bước quan trọng của SEO là thực hiện đánh giá cấu trúc website. Cần lập 1 danh sách và thực hiện các công việc cải tiến cho website nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, vận hành của site.

Tối ưu hóa tỷ lệ tương tác (CRO): Đó là phương pháp nhằm chuyển các lượt truy cập thành khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra những trải nghiệm thú vị cho khách truy cập trên website. Đây là phương pháp mà được các thương hiệu lớn sử dụng nhằm nâng cao khả năng xem các trang, giảm tỷ lệ thoát và nâng cao thời gian trên site.

Bài viết PR: Cần sáng tạo và đưa ra các bài viết mang tính truyền thông - quảng cáo nhằm nâng cao mức độ nhận biết của khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Theo dõi vị trí từ khóa (Ranking monitor): Theo dõi vị trí từ khóa trên công cụ tìm kiếm là một công việc hết sức quan trọng nhằm có thể phản ứng nhanh với những biến động của từ khóa trên công cụ tìm kiếm.

Video SEO: Tối ưu hóa video sẽ giúp bạn đa dạng hóa thêm nội dung cho website. Hiện nay, tối ưu hóa video là 1 công việc quan trọng mà các SEOer nên thực hiện.

Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên site (Shopping optimization): Việc tối ưu hóa này sẽ giúp cho khách hàng có thể tìm thấy được nội dung họ cần một cách nhanh chóng và giúp tạo ra các hành động cụ thể trên website.

Theo dõi phân tích: Rất quan trọng để theo dõi các số liệu phân tích như tỷ lệ tương tác, số trang được xem, truy cập đến từ vùng địa lý nào nhiều, các link truy cập đến website và tỷ lệ thoát khỏi website bao nhiêu. Các chương trình phân tích Google sẽ giúp làm điều đó dễ dàng.

Và vấn đề cuối cùng có lẽ SEOer nào cũng đã thấm nhuần: SEO không chỉ là vấn đề ranking mà SEO phải bao hàm mang lại hiệu quả kinh doanh thực sự được nhìn thấy thông qua lưu lượng truy cập website, chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí bỏ ra), hình ảnh doanh nghiệp - website được cải thiện trong mắt khách hàng...

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Ma lực của Meta description – hãy nghĩ về SEO ít đi để tập trung vào click


Ma lực của Meta description – hãy nghĩ về SEO ít đi để tập trung vào click
Meta description là đoạn text ít hơn 160 kí tự đuợc dùng để tổng hợp tóm tắt nội dung của một trang web ( web page). Search Engines thỉnh thoảng dùng đoạn text này trong kết quả tìm kiếm để chỉ cho visistor biết một trang web nói về cái gì trước khi họ quyết định click vào tìm hiểu.
Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem search Engine sử dụng meta description như thế nào, và những SEOer nổi tiếng trên thể giới nói gì về meta description, liệu họ có sử dụng chúng không và tại sao bạn nên sử dụng chúng đúng cách.
Search Engine sử dụng Meta descriptions như thế nào?

Ví dụ tốt nhất về meta description và các search engine sử dụng chúng ra sao có lẽ nên xem xét chính meta description của chính nó.

Đoạn meta description trên chính xác là 159 ký tự, bao gồm cả khoảng trắng, Meta description của Google hiển thị như dưới đây ở trên 3 search engine lớn.
Trong Google
[IMG]

Trong Yahoo
[IMG]

Trong Bing
[IMG]
Trớ trêu thay Google không liệt kê chính họ trong kết quả tìm kiếm khi tìm với từ “Search Engine” vì thế bạn hãy tìm với từ “Google” sẽ thấy kết quả như trên. Mặc dù họ thừa nhận không sử dụng meta description làm yếu tố xếp hạng nhưng họ vẫn hỗ trợ meta description và cho nó xuất hiện ở dạng text trong kết quả tìm kiếm.
Vậy những SEOer hàng đầu thế giới nói gì về Meta Description

Bất chấp Google có sử dụng để xếp hạng hay không các SEOer vẫn khuyến khích sử dụng meta description. Và trong Learn SEO series SEOmoz nói rằng…
“ Meta description nó không quan trọng để search engine xếp hạng nhưng nó vô cùng quan trọng để giành được click của người dùng thông qua trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Đoạn text nhỏ là cơ hội để các webmaster quảng cáo nội dung của trang web tới người tìm kiếm và chỉ cho họ biết chính xác những gì trang web cung cấp có phù hợp với truy vấn của họ hay không ”
Và trong 21 Essential SEO tips & Techniques, Search Engine Land nói rằng:
“ Meta description không giúp bạn cải thiện thứ hạng, nhưng nó xuất hiện ở dạng text tóm tắt được liệt kê dưới url của bạn vì thế có thể bao gồm từ khóa liên quan, hãy viết khéo léo để lôi kéo được người tìm kiếm click vào”
Câu hỏi tiếp theo bạn có thể hỏi là liệu các SEOer hàng đầu có thực sự sử dụng meta description?
Câu trả lời là có và không.
  • SEOmoz sử dụng meta description trên trang chủ và trang sản phẩm nhưng trong những bài post blog thì không.
  • Search Engine Land sử dụng một meta description dài trên trang chủ và thỉnh thoảng sử dụng trên những bài post của họ.
  • Search Engine Watch sử dụng meta description dài trên trang chủ nhưng không sử dụng trong các bài post.
  • SEOBook không sử dụng meta description trên trang chủ hay bài post blog, nhưng đôi lúc sử dụng nó trong các trang nội bộ.
  • Search Engine Jounal sử dụng meta description ngắn gọn trên trang chủ nhưng không sử dụng trong các bài post.
3 Lý do tại sao bạn nên sử dụng Meta description khôn khéo.

Có nhiều người sẽ hỏi “ nếu meta description không được sử dụng làm yếu tố xếp hạng của thuật toán thì tại sao lại sử dụng chúng”. Câu trả lời rất đơn giản. “ Hãy dừng suy nghĩ về nó như là nhân tố xếp hạng, hãy nghĩ nó là một nhân tố conversion. Dưới đây là những lý do tuyệt vời để bạn quan tâm tới meta description ở mọi trang.
Lý do 1: Từ khóa được in đậm trong trang kết quả tìm kiếm.

Mặc dù từ khóa sử dụng trong meta description không giúp bạn tăng vị trí xếp hạng thì nó vẫn giúp bạn gây được sự chú ý với người tìm kiếm. Khi ai đó tìm kiếm cho một từ khóa cụ thể nào đó thì từ khóa đó sẽ được tô đậm trong meta description xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu bạn có từ khóa mục tiêu hãy đảm bảo meta description sử dụng những từ khóa này và hãy viết làm sao để lôi kéo được người dùng click vào.
Lý do 2: Những mạng xã hội hàng đầu sử dụng nó.

Bất cứ khi nào bạn share 1 trang lên Facebook, G+ hay linkedin nó sẽ lấy cả meta description hoặc 1 -2 dòng đầu của bài post để làm description. Meta description thường hiển thị đầy đủ trong khi 1-2 dòng đầu tiên của bài post sẽ bị cắt bớt. Bạn có thể chỉnh meta description cho các mạng xã hội nhưng những người share link của bạn sẽ không làm được điều đó vì thế hãy tối ưu meta description để tận dụng hết ưu điểm của mạng xã hội.
[IMG]

Mặt khác trên google+ sẽ chỉ cho bạn xóa description.
[IMG]

Nếu 1-2 dòng đầu của bài post không tổng hợp được đầy đủ một cách tốt nhất nội dung thì người xem link được share có thể dễ dàng bỏ qua trang web. Vì vậy nếu bạn muốn bài post của mình khi được chia sẻ nhận được nhiều click trên mạng xã hội hãy xem xét tạo ra một meta description đủ mạnh, đủ hấp dẫn để lôi kéo được nhiều click.
Lý do 3: Social Bookmarking Network sử dụng nó

[IMG]

Rất nhiều social bookmarking networks cũng sử dụng meta description như là mô tả của trang trên mạng lưới của nó. Một vài ví dụ như Digg, BizSugarMy SEO community . Trong khi bạn có thể chỉnh sửa description trên những networks này thì bạn không thể kiểm soát được những người khác submit bài của bạn. Đồng nghĩa với việc bài viết của bạn được share mà không có một mô tả hấp dẫn người xem click.
Làm thế nào để có meta description trên website

Nếu bạn sử dụng wordpress thì rất đơn giản chỉ cần sử dụng plugin All in One SEO Park dễ dàng thêm nội dung. Chỉ cần cài đặt và xem trên mọi page/post ở vị trí SEO details box nó sẽ yêu cầu bạn đặt một title, meta description và vài thông tin khác. Với trang chủ bạn có thể thêm vào tại khu cực main setting.
Những thủ thuật giúp bạn tăng click

Giá trị của meta description thường bị bỏ qua đó là sự thật rất lãng phí. Bạn có thể khéo léo biến description trở thành một lời kêu gọi hành động. Dưới đây là những thủ thuật bạn nên áp dụng khi viết meta description
Sử dụng những từ mạnh:
Những cụm từ sử dụng trong meta description có thể tạo nên thành công hoặc phá vỡ kết quả xếp hạng website trong search engine. Hãy thêm những từ làm cho mô tả có giá trị, đưa cho người tìm kiếm lý do chính đáng để click vào kết quả của bạn.
Viết có sự kêu gọi hành động.
Hãy thử thêm những từ như click vào đây, bấm vào đây xem ngay làm cho người tìm kiếm có cảm giác thấy rõ được ngay kết quả, cảm giác bị thôi thúc, mời gọi click vào.
Ví dụ: Những siêu phẩm thiết kế web được những công ty thiết kế website chuyên nghiệp hàng đầu thế giới tạo ra thật sắc nét và tinh tế, click vào xem ngay.
Hoặc: Những template cho wordpress tuyệt đẹp dành cho bloger do những công ty thiết kế website hàng đầu thế giới tạo ra hòan toàn miễn phí, download tại đây
Thử Nghiệm
Nếu bạn có một trang landing pages nào đó nhận được một lượng kha khá nội dung, hãy thử xem xét kiểm tra những phiên bản khác của meta description để xem lượng lick có tăng lên? Thử với độ dài ngắn khác nhau, với những cụm từ và từ khóa khác nhau để đưa ra được description tốt nhất.
Trên đây là những gì có thể giúp bạn hiểu được giá trị của meta description và biết cách tận dụng nó một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công.
Girls Generation - Korean