Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

3.1 Tổng quan về các định dạng Adword (Adword format)

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những định dạng ad mà Adword hỗ trợ, bao gồm text, image, video, rich text; ưu và khuyết điểm của mỗi định dạng, cũng như cách để chúng ta có thể tạo ra chúng.
 Text Ad
Theo quy định, tất cả các quảng cáo Adword đều phải tuân theo một số quy định quan trọng. Cụ thể, quảng cáo cần phải:
·     Thể hiện rõ ràng và chính xác cho website của bạn
·     Nhấn mạnh vào lợi ích độc đáo của sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Text ads là loại quảng phổ biến nhất trên Adword. Nó còn được gọi là “sponsored links” trên trang Google Search, bởi nó chưa đường dẫn đến một website nhất định.
Text ad có thể xuất hiện trên Google, search partners (các công cụ tìm kiếm liên kết với Google), hoặc xuất hiện trên Google Display Network. Đối với các công cụ tìm kiếm, một phần chữ của quảng cáo sẽ được in đậm khi nó trùng (hoặc gần trùng) với search query (câu lệnh tìm kiếm) của người dùng.
Đối với hầu hết các ngôn ngữ, text ad có thể chứa, bao gồm cả khoảng trắng (space), 25 ký tự cho tiêu đề, 70 ký tự cho phần thân quảng cáo, và 35 ký tự cho phần URL. Trên Google, text ad được hiển thị trên 4 hàng: phần tiêu đề, hai dòng của phần thân (mỗi phần là 35 ký tự), và một dòng URL. Tuy nhiên, trên các web của Google Partner (đối tác của Google), định dạng trên có thể sẽ khác,
Image Ad
Quảng cáo hình ảnh có  thể là hình ảnh tĩnh hoặc động. Những quảng cáo này hiển thị trên các website, được gọi là Display Network nằm trong mạng lưới Google Network, đã đồng ý tham gia chương trình quảng cáo hình ảnh (image ad) của Google. Hầu hết các website trên Google Display Network đều hỗ trợ quảng cáo ảnh.
Image ad là sự kết hợp hai tính năng mạnh mẽ - hình ảnh và công nghệ xác định mục tiêu đã được kiểm định (proven Adword targeting technology). Nó cho phép nhà quảng cáo sử dụng sức mạnh của hình ảnh, tìm đến chính xác khách hàng mục tiêu – trong hệ thống quảng cáo của Google Display Network.
Cách tạo Image ad

Để tạo image ad, trước tiên campaign của bạn phải chọn tham gia vào mạng lưới Google Display Network (trong setting của campaign). Sau đó, tạo image ad bằng cách vào ad group mà bạn muốn tạo, vào “Ads” tab, sau đó nhấn vào “+ New ad”. Chọn Image ad. Bạn sẽ được yêu cầu upload ảnh của bạn, lựa chọn destination URL, …

Khi upload image, tên của image có tính mô tả càng cao sẽ giúp bạn đơn giản việc báo cáo và trao đổi thông tin với đội ngũ  chăm sóc khách hàng của Google. Dưới đây là một vài quy định và hướng dẫn cho việc đặt tên image ad:

·     Không vượt qua 50 ký tự.
·     Bao gồm thông tin mô tả về image ad.
·     Bao gồm tên campaign hoặc tên ad group.
Trong trường hợp bạn chưa có hình ảnh sẵn, vào công cụ “Display ad Builder” ngay trong bảng tạo image ad. Công cụ này sẽ giúp bạn tạo image ad từ rất nhiều mẫu sẵn có, được thiết kế chuyên nghiệp bởi Google. Tìm hiểu thêm về Display ad builder tại đây: frequently asked questions about the Display Ad Builder.
Lưu ý rằng image ad sẽ chưa bắt đầu hoạt động cho đến khi chúng được kiểm tra và chứng nhận bởi các thẩm  định viên của Google. Việc này có thể mất một vài ngày làm việc.
Cơ bản về AdWords Video Ad

Nếu bạn nghiêm túc trong việc tiếp cận khách hàng đang xem video online, bạn có thể làm việc với Google, Youtube, và những đối tác quảng cáo của Google. Online video là một trong những lĩnh vực thu hút truyền thông cực lớn, hàng trăm triệu người nghe với những chủ đề đa dạng, phù hợp cho việc quảng cáo đến đúng mục tiêu.

Một số thuật ngữ
Appearance
Video ad có thể xuất hiện trước, trong và xung quanh nội dung video, dựa trên ad format. Nhà quảng cáo chỉ có thể đăng ad trên những video mà người chủ sở hữu video đồng ý cho phép chạy quảng cáo. Việc video ad sẽ xuất hiện, tương tác với khách hàng và ngược lại, phục thuộc vào định dạng video.
·     Để xem mẫu các video ad: in-stream, graphical, và text overlay đã và đang xuất hiện trên Google Display Network websites, xem tại đây:video ad demos.
Ad creation
Dùng Display Ad Builder để tạo một video ad.
Pricing
CPC (Cost per click) hoặc CPM (Cost per thousand impression): phụ thuộc vào định dạng video ad
Targeting (định hướng, mục tiêu)
Video ad chỉ có thể  xuất hiện trong Google Display Network, không thể hiện thị trong Google Search. Bạn có thể lựa chọn vị trí xuất hiện video ad ở trên thế giới, hoặc theo từng quốc gia, địa phương, hoặc theo ngôn ngữ. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Placement targeting để hướng ad xuất hiện trên các category của video (ví dụ như video dạy nấu ăn, video thời trang), hoặc chỉ xuất hiện trên một số trang nhất định.

Tạo video ads bằng công cụ Display Ad Builder

Công cụ Display Ad Builder là một cách nhanh chóng để tạo những quảng cáo rất sáng tạo (bao gồm cả video ad), giúp bạn tiếp cận hiệu quả đến người tiêu dùng. Trước khi bạn tạo một video ads, bạn cần đảm bảo rằng campaign đã được thiết đặt hiển thị trên Google Display Network. Sau đó, tạo một ad mới bên trong tài khoản Adword:
  1. Tại Ads tab, chọn New ad, sau đó vào Display ad builder trong menu đổ xuống
  2. Chọn một mẫu video quảng cáo phù hợp.
  3. Thay thế các chữ quảng cáo sẵn có bằng nội dung phù hợp, bao gồm cả việc upload sản phẩm (hình ảnh, logo) của bạn hoặc lựa chọn từ các sản phẩm đã upload trước đó.
  4. Lưu ad.

Tích hợp video ad vào trong campaign


Để tạo một chiến dịch quảng cáo video thành công, lưu ý rằng những setting trong campaign là rất quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố cần phải ghi nhớ:


Placement (vị trí đặt quảng cáo) and keyword (từ khóa) targeting
To create a successful video ad campaign, remember that your campaign settings are crucial. Here are some things to keep in mind when designing your video campaign:
Placement and keyword targeting
Video ads chỉ hiển thị trên Google Display Netword, không phải trên Google search. Các chủ website phải đồng ý để quảng cáo hiển thị trên website của họ thì quảng cáo Google mới có thể xuất hiện.
Bạn có thể chọn những website nào mà bạn muốn video ad của mình hiển thị, hoặc đơn giản hơn là chỉ cần sử dụng công cụ keyword để định hướng cho quảng cáo của bạn, sau đó Google sẽ tự động lựa chọn những trang có nội dung sản phẩn hoặc dịch vụ tương ứng:
  • Nếu bạn sử dụng managed placements, nó cho phép bạn lựa chọn những site hoặc categories mà khách hàng của bạn sẽ ghé thăm. Google đề xuất rằng bạn nên lựa chọn tối thiểu 10 website. Điều này sẽ giúp ad của bạn có cơ hội hiển thị cao hơn, và đông thời cho phép bạn đánh giá kết quả của ad tốt hơn.
  • Nếu bạn sử dụng keyword targeted để định hướng xuất hiện quảng cáo, bạn phải rất lưu ý sử dụng tightly themed ad groups (click vào link để đọc thêm), bao gồm những keyword có liên quan mật thiết đến ad group/
Language and location targeting
Bạn có quyền định hướng video ads của bạn ở trên phạm vi quốc tế, quốc gia hoặc từng vùng cụ thể. Hãy hướng quảng cáo vào những vùng mà bạn đang làm ăn. Nếu quảng cáo của bạn được hướng đến những vùng cụ thể, hãy sử dụng geo-targeting để kiểm soát vị trí mà ad hiển thị. 
Pricing
Bạn phải trả bao nhiêu là tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn:
  • Cost per click (CPC): Sử dụng cho Text Overlay, In-video, Click-to-Play

Nếu bạn muốn text ad của mình hiển thị trên Display Network hoặc trong những video trên Display Network, bạn có thể chọn  CPC pricing. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thiết lập một mức đấu giá cao nhất cho mỗi click vào quảng cáo và đặt một mức giới hạn chung về ngân sách cho tổng thể chiến dịch, bao gồm những keyword khách nhau. Bạn sẽ trả tiền cho mỗi click dẫn người dùng vào website của bạn, không phải khi người dùng click vào nút play trên quảng cáo để xem quảng cáo, hay là khi họ click vào opening image (bức ảnh đầu tiên của quảng cáo, click vào thì sẽ chạy nội dung quảng cáo, chứ chưa dẫn người dùng vào website của bạn).


Ví dụ: Nếu bạn chọn trả tối đa 0.05$/click; cho 5 keyword bên trong ad group. Bạn thiết lập daily buget là 1$ cho cả chiến dịch, hiện chiến dịch của bạn chỉ có ad group vừa rồi. Một vài keyword của bạn có thể nhận những click có chi phó bằng hoặc thấp hơn 0.05$/ click, cho đến khi campaign của bạn đạt mức 1$ trong một ngày (tức là 30$/ tháng)

Example: You choose to pay a maximum CPC of US$0.05 per click for each of five keywords in an ad group. You set a daily budget of US$1.00 for the campaign, which contains only this ad group. Any or all of your keywords may receive clicks at a cost at or below US$0.05 each, until your campaign accrues US$1.00 in a day (or US$30.00 per month). 

  • Cost per thousand impression (CPM): Text Overlay, In-Stream, In-Video, Click-to-Play

Nếu bạn chọn CPM pricing (chỉ hoạt động khi campaign của bạn không lựa chọn hiển thị trên Google Search), bạn sẽ trả tiền cho số lần hiển thị của opening image, hơn là số lần mà video được chạy.


Lựa chọn số tiền mà bạn cảm thấy thích hợp. Nếu bạn không nhận được nhiều impression, hãy thử tăng mức đấu giá lên. Giống như các loại định dạng quảng cáo adword khác, video ads sẽ cạnh tranh để giành lấy việc xuất hiện trên Google Display Netword với text hoặc những loại quảng cáo hiển thị khác. 


Mobile Ads

Căn bản về Mobile Ads

Mobile ads là một loại định dạng ad được thiết kế đặc biệt cho các dòng mobile. Để hiển thị tốt trên màn hình mobile, mobile ads thường nhỏ hơn ad trên desktop. Chúng thường là text hoặc image.
Khi người dùng lướt web trên mobile, ads sẽ hiển thị khi họ tìm kiếm trên Google.com, cũng như khi trên Mobile Display Network -- là những website tham gia chương trình adword mobile của Google. Mobile ad chỉ có thể hiển thị duy nhất trên Mobile Displaty Network.
Mobile ad phải dẫn (lead) người dùng đến mobile website. Bạn có thể chọn đưa nút "Gọi" vào cuối quảng cáo, để người dùng có thể gọi điện ngay cho bạn thay vì vào thăm website.
Ngoài ra, có 1 số trường hợp đặc biệt như iphone, được thiết kế để hiển thị website như trên desktop hiển thị, do đó ad sẽ hiển thị giống như là một ad thông thường trên những dòng điện thoại này. Tìm hiểu thêm tại đây: how to target full-browser mobile devices.

Tạo một Mobile ads


Trước khi tạo Mobile ad, lưu ý rằng Google khuyến khích bạn tạo những campaign riêng biệt chỉ dành cho mobile ads. Điều này sẽ giúp bạn quản lý và tối ưu kết quả của mobile ad tốt hơn.

Giờ hãy bắt đầu với tài khoản adword của bạn:
  1. Lựa chọn campaign và sau đó là ad group. (Lưu ý là mobile ad chỉ có ở những vùng mà Google cung cấp dịch vụ này)
  2. Click New ad và chọn Mobile ad
  3. Điền vào các ô.
  4. Click Save ad.
Rich Media Ad Formats

Thuật ngữ
Appearance
Rich media ads bao gồm video ads, Flash animated ads, và những ad kết hợp giữa text và nội dung animated và design để có sự tương tác tốt hơn với web user. Các chủ website phải đồng ý với rich media thì bạn mới có thể đăng ad trên này được. Ad của bạn tương tác với người dùng như thế nào, phụ thuộc vào cách bạn thiết kế video ad:
  • Video: bạn có thể tạo in-stream hoặc click-to-Paly video ads sử dụng những templates có sẵn. 
  • Animation/image: bạn có thể lựa chọn multiple interactive templates mà cho phép bạn thêm image và cài URLs vào trong mỗi image.
Bạn có thể tìm thấy những template để tạo Rich media Ad tại the Display Ad Builder.
Ad creation

Bạn sẽ cần Display Ad Builder để tạo rich media ad.
Pricing
Chọn CPC hay CPM là tùy ở bạn.
Targeting
Rich text ads chỉ hiển thị trên Google Display Netword, không phải trên Google search. Ngoài ra, bạn cũng có các tùy chọn tương tự như chọn quốc gia, lãnh thổ hiển thị, ... giống như các display ad khác.

Tạo Rich Media Display Ads

Thực hiện:
  1. Tại Ads tab, chọn Dispaly Ad Builder
  2. Chọn Rich Media
  3. Chọn một rich media display ad template
  4. Hoàn thành các yêu cầu của template (điền vào các ô, upload ảnh, ...)
  5. Save.


Kết hợp Rich Media Display Ads vào trong Campaigns

Dưới đây là những điều cần phải lưu ý để tạo một Rich Media Display Ad thành công:
Placement and keyword targeting
Rich media display ad chỉ có thể hiển thị trên Google Display Network, và phải được sự cho phép của chủ sở hữu website thì mới được hiển thị.
Bạn có thể chọn những website nào mà bạn muốn rich media ad của mình hiển thị, hoặc đơn giản hơn là chỉ cần sử dụng công cụ keyword để định hướng cho quảng cáo của bạn, sau đó Google sẽ tự động lựa chọn những trang có nội dung sản phẩn hoặc dịch vụ tương ứng:
  • Nếu bạn sử dụng managed placements, nó cho phép bạn lựa chọn những site hoặc categories mà khách hàng của bạn sẽ ghé thăm. Google đề xuất rằng bạn nên lựa chọn tối thiểu 10 website. Điều này sẽ giúp ad của bạn có cơ hội hiển thị cao hơn, và đông thời cho phép bạn đánh giá kết quả của ad tốt hơn.
  • Nếu bạn sử dụng keyword targeted để định hướng xuất hiện quảng cáo, bạn phải rất lưu ý sử dụng tightly themed ad groups (click vào link để đọc thêm), bao gồm những keyword có liên quan mật thiết đến ad group/
Language and location targeting
Bạn có quyền định hướng rich media ads của bạn ở trên phạm vi quốc tế, quốc gia hoặc từng vùng cụ thể. Hãy hướng quảng cáo vào những vùng mà bạn đang làm ăn. Nếu quảng cáo của bạn được hướng đến những vùng cụ thể, hãy sử dụng geo-targeting để kiểm soát vị trí mà ad hiển thị. 
Pricing
Bạn phải trả bao nhiêu là tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn:
  • Cost per click (CPC): Bạn có thể cái đặt giá tối đa cho mỗi click vào ad và ngân sách tổng cho campaign
Ví dụ: Nếu bạn chọn trả tối đa 0.05$/click; cho 5 keyword bên trong ad group. Bạn thiết lập daily buget là 1$ cho cả chiến dịch, hiện chiến dịch của bạn chỉ có ad group vừa rồi. Một vài keyword của bạn có thể nhận những click có chi phó bằng hoặc thấp hơn 0.05$/ click, cho đến khi campaign của bạn đạt mức 1$ trong một ngày (tức là 30$/ tháng)

  • Cost per thousand impression (CPM): Bạn sẽ trả tiền dựa trên số lần ad của bạn hiển thị

Nếu bạn chọn CPM pricing (chỉ hoạt động khi campaign của bạn không lựa chọn hiển thị trên Google Search), bạn sẽ trả tiền cho số lần hiển thị của opening image, hơn là số lần mà video được chạy.


Lựa chọn số tiền mà bạn cảm thấy thích hợp. Nếu bạn không nhận được nhiều impression, hãy thử tăng mức đấu giá lên. Giống như các loại định dạng quảng cáo adword khác, video ads sẽ cạnh tranh để giành lấy việc xuất hiện trên Google Display Netword với text hoặc những loại quảng cáo hiển thị khác. 

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

2 - Căn bản về tài khoản và chiến dịch trong Adwords

Căn bản về tài khoản

Những yếu tố cơ bản

Có 6 tab chính trong tài khoản Adwords: HomeCampaignsOpportunitiesTool and AnalysisBilling, và My account. Mỗi tab có thể có thêm một hoặc nhiều trang con, bạn có thể tìm thấy khi click vào bên trong mỗi tab.



  1. Home: Chứa một cái nhìn tổng quan về tài khoản, giúp bạn dễ dàng đọc những thông quan trọng được tổng hợp
  2. Campaigns: là nơi bạn dành hầu hết thời gian để quản lý tài khoản Adwords. Tại đây, bạn có thể tạo và chỉnh sửa campaign, ads, keywords, và Display Network placements. Cho bạn cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của tài khoản qua thời gian, bằng cách xem bảng và đồ thị được thống kê ngay bên trong tab.

  3. Opportunities: Nơi bạn có thể tối ưu các ý tưởng về keyword và budget. Khi bạn muốn tăng traffic hoặc doanh số, nhưng không biết phải bắt đầu tư đâu, hoặc những thay đổi nào cần thực hiện, đây là nơi tốt để bạn có thể bắt đầu.

  4. Tool and Analysis: cung cấp nhiều công cụ quan trọng trong Adwords, như Keywork Tool, Traffic Estimator, ... Chúng ta sẽ tìm hiểu trong các chương sau.

  5. Billing: Nơi bạn cung cấp thông tin để thanh toán cho Google, và xem lịch sử chi tiêu của mình.

  6. My account: các thông tin cá nhân về tài khoản. Ngoài ra, bạn cũng có thể mời bạn bè hoặc đồng nghiệp cùng quản lý tài khoản Adwords tại đây.
Cấu trúc tài khoản Adwords

Sử dụng một tài khoản Adwords

Khi sử dụng Adwords, có một vài điều sau bạn cần nắm bắt;

Tab: Mỗi tab sẽ cung cấp cho bạn những thông tin khác nhau, hãy sử dụng chúng theo cách phù hợp nhất. Keywords tab là nơi bạn thêm hoặc chỉnh sửa keyword, xem thống kê hoạt động của keyword và thông tin về Quality Score. Network tab (hiện nằm trong mục Display Network) giúp bạn theo dõi hiệu quả của quảng cáo trên Google, các webstie là đối tác của Google (Google partner), và Google Display Network. Setting tab là nơi bạn có thể thay đổi budget, bidding, targeting và những thay đổi khác.

Account tree: 
Nhìn qua bên trái, bạn sẽ thấy cột "All online campaigns", được gọi là account tree, giúp bạn dễ dàng trong việc di chuyển giữa các campaign và ad group trong mỗi campaign. Account tree được thiết kế để giúp bạn dễ dàng trong việc di chuyển giữa nhiều campaign, nên nó chỉ xuất hiện trong trường hợp bạn có từ 2 campaign trở lên.
Help: Phần này được bố trí ngay bên dưới Account tree, giúp bạn hiểu rõ hơn về Adwords.
Bảng dưới đây chỉ ra những phần khác nhau của một tài khoản Adwords:
Inline images 2

Tổng quan về Billing và các thiết lập

Để xem thông tin về Billing, hãy tìm đến tab Billing.

Mọi thông tin về việc thanh toán trong tài khoản của bạn đều được hiển thị tại đây. Bạn có thể xem phương pháp billing, hình thức trả tiền (form of payment). Bạn cũng có thể chỉnh sửa thông tin thanh toán và thay đổi địa chỉ Billing hoặc số điện thoại. Ngoài ra, đây là nơi để bạn nhập code khuyến mãi do Google cấp.

Điều chỉnh tài khoản (Account preferences)

Để thực hiện, vào My account tab và lựa chọn Account preferences. Tại đây, bạn có thể:
  • Thay đổi tên, passwork, và ngôn ngữ sử dụng/
  • Quyết định những thông báo mà bạn muốn nhận, và cách thực bạn muốn nhận/
  • Thay đổi loại hình kinh doanh của bạn.
  • Thay đổi Google Analytics auto-tagging capabulity
  • Xem lại điều khoản sử dụng Adwords.
Thực hành: Account Preferences
Làm theo các hướng dẫn sau để xem và điều chỉnh thiết lập thông báo trong tài khoản.

  1. Đăng nhập Google Adwords tại https://adwords.google.com.
  2. Trong menu của My account tab, lựa chọn Account preferences
  3. Click Notification settings
  4. Trong cột Email, click vào danh sách những điều mà bạn muốn thay đổi.
Câu hỏi:

  1. Tại sao một số cài đặt không cho phép bạn thay đổi?
  2. Nếu có một vấn đề về Billing làm cho quảng cáo của bạn ngưng chạy, và trong account preferences chưa được cài đặt cho việc này, thì nhà quảng cáo có nhận được email thông báo hay không ?
  3. Những loại thông báo nào (notification) được thiết kế để giúp nhà quảng cáo cải thiện hiệu quả hoạt động của mình?
Account Monitoring and Troubleshooting 

Kiểm tra tài khoản Adwords (Account Monitoring)

Tất cả những thông báo quan trọng liên quan đến vấn đề payment, ngân quỹ treo (pending budget) hết hạn, dư nợ và tài khoản card hết hạn, ad bị từ chối, và những vấn đề khác làm cho quảng cáo ngừng hoạt động; đều được hiển thị tại Campaign tabngay ở All Online Campaign. Những thông báo quan trọng này cũng được gửi đến email Google của bạn.
Trang Notification Preferences giúp bạn dễ dàng thay đổi cài đặt thông báo (nhận những thông báo không quan trọng, hoặc bạn có thể khoá tất cả chúng). Trang này cũng giúp bạn dễ dàng lựa chọn những thông tin mà bạn muốn như là thư thông báo, chương trình đặc biệt, hoặc thông tin nghiên cứu thị trường.
Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn cài đặt việc nhận thông báo và những thông tin khác:
  1. Đăng nhập tài khoản Adwords tại https://adwords.google.com.
  2. Tại "My Account", chọn "Account preferences", và click Notification Preferences
  3. Trong Notification Preferences, bạn sẽ thấy danh mục các thông báo cho vấn đề: Billing, Disapproved ads, và những vấn đề về campaign, cũng như là danh sách các thông tin hữu ích nhưng chưa được đăng ký nhận thông báo.
  4. Bạn có thể lựa chọn việc nhận thông báo tại trang Account Snapshot page, hoặc qua email, hoặc cả hai.
  5. Đối với những thông tin chưa đăng ký nhận thông báo, bạn cần check vào ô vơi thông tin tương ứng mà bạn muốn nhận.
  6. Click Save Changes để hoàn thành việc thay đổi.

Bạn có thể quay lại trang này và chỉnh sửa những thông tin trên bất cứ khi nào bạn muốn.
-----------------------------------------------------------

Căn bản về quản lý một chiến dịch (Campaign Managerment)

Giới thiệu

Những yếu tố chính của quản lý một chiến dịch (Key concept)

Campaign tab là nơi mà bạn thường dành nhiều thời gian nhất trên tài khoản Adwords của mình. Tại tab này, bạn có thể:

Nhận thông báo mới. Bạn có thể thấy hộp thư thông báo có màu vàng, xanh hoặc đỏ. Những thông báo này cung cấp thông tin quan trọng về tài khoản và những tính năng mới của Adwords - ví dụ như việc thanh toán không thực hiện được.

Tạo chiến dịch mới. Bạn click vào nút New campaign để tạo.

Thay đổi trạng thái và thiết lập của chiến dịch (status & setting): Pause, resume, hoặc delete một campaign trong mục change status; hoặc bạn có thể chỉnh sửa thiết lập của chiến dịch bằng cách đánh dấu chọn vào một hoặc nhiều ô nằm bên trái của chiến dịch để chọn một hoặc nhiều chiến dịch, sau đó lựa chọn một trong những nút nằm ở phía trên menu của bảng, như Automate, Labels (xem hình dưới để hiểu rõ hơn)

Inline images 3

Kiểm tra danh sách chiến dịch: Bảng trong chiến dịch sẽ hiển thị tổng hợp thông tin về tất cả chiến dịch trong tài khoản của bạn. Bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian mong muốn để theo dõi chiến dịch bằng cách chỉnh thời gian trong ô thời gian, như hình trên thời gian mà tôi chọn là last 7 days. Nó còn cho phép bạn xem toàn bộ chiến dịch, hoặc chỉ xem các chiến dịch đang hoạt động, hay là các chiến dịch đã bị xoá. 

Dưới đây là một số hướng dẫn về các cột của bảng:
  • Campaign: gồm danh sách các chiến dịch. Bạn click vào tên của mỗi chiến dịch để theo dõi các ad group bên trong chiến dịch, cũng như các thống kê liên quan. (để hiểu về ad group, bạn có thể xem lại bài 1 tại đây)
  • Budget: Ngân sách hằng ngày hiện tại của mỗi chiến dịch
  • Status: Trạng thái của mỗi chiến dịch. Trạng thái của chiến dịch có thể là: Enabled, Paused, Deleted, Pending, hoặc Ended.
    • Enabled: đang chạy một cách bình thường
    • Paused: đang bị tạm dừng
    • Deleted: bị xoá
    • Pending: chiến dịch đang đợi kiểm duyệt từ Adwords
    • Ended: dừng chạy, có thể là do đã đến ngày hết hạn của chiến dịch.
Trạng thái chiến dịch của bạn cũng có trường hợp sẽ hiển thị
    • Limited by budget: chiến dịch của bạn hiện đang hoạt động không đạt hết hiệu quả của nó, bị mất nhiều Impression do ngân sách hàng ngày bị giới hạn.
Your campaign might also be: 
Limited by budget: View budget recommendations (if applicable) for campaigns that are missing impressions due to meeting their budget regularly. 
  • Clicks: số lượng click được cộng dồn từ nhiều ad group trong mỗi chiến dịch (mỗi chiến dịch sẽ có nhiều ad bên trong, click ở mục này là tổng số lượng click từ các ad đó)
  • Impr. (impressions): số lần mà quảng cáo của bạn xuất hiện đến người dùng trên Google và Google Network
  • CTR (clickthrough rate): Clickthrough Rate = (Số lượng click/ số impression)*100
  • Avg. CPC (average cost-per-click): giá trung bình của mỗi click trong campaign, được lấy từ giá click của nhiều ad trong campaign
  • Cost: Tổng chi phí phát sinh trong khoảng thời gian mà bạn lựa chọn
  • Avg. Pos. (average position): vị trí bình quân của ad trong trang tìm kiếm; lấy ví dụ, nếu Avg.Pos của bạn là 2, thì quảng cáo của bạn thường sẽ xuất hiện ở vị trí thứ hai trong trang tìm kiếm.
  • Conv. (1-per-click) (conversion rate): How many user clicks turned into actual conversions for the advertiser. Conversion rate equals the number of conversions divided by the number of ad clicks. This applies only to users who have set up conversion tracking.
    • Conversion: là một khái niệm trong Google, thể hiện bằng số cho việc mong muốn của bạn được thực hiện. Ví dụ, nếu mong muốn của bạn là khách hàng sau khi vào website của bạn, sẽ đăng ký làm thành viên, thì mỗi lần khách hàng đăng ký được tính là 1 conversion.
    • Để có chức năng conversion, bạn phải cài đặt conversion tracking trên website của mình (google cung cấp free)
    • Conversion rate là tỉ lệ số lượng click (click vào quảng cáo để vào website) cần để đạt được 1 conversion.
  • Cost/Conv. (1-per-click): chi phí cho một conversion
Các cột của bảng trên được thiết lập mặc định, bạn có thể thêm, bớt các thông số mong muốn của cột bằng cách chỉnh sửa trong mục Columns

Giải quyết các vấn đề phát sinh trong Campaign

Một trong những vấn đề phổ biến mà các nhà quảng cáo thường gặp phải, chính là việc thường xuyên cạn ngân quỹ, và mất đi những Impression tiềm năng.

Nếu bạn thường xuyên gặp trường hợp trên, bạn có lẽ nên đánh giá lại ROI và hiệu quả của keyword. Nếu mục tiêu ROI của campaign đã đạt được, và hiệu quả hoạt động keyword tốt, bạn nên cân nhắc việc tăng ngân sách để đảm bảo không đánh mất những tiềm năng lớn. Hãy xem xét cẩn thận mục ngân quỹ (budget) trong tab setting để được gợi ý bởi Adwords. Bạn cũng có thể xem những gợi ý cho ngân sách hàng ngày (daily budget) bằng cácg click edit bên cạnh ô Budget, và sau đó bấm để xem các gợi ý.

Những ví dụ tiêu biểu về Campaign
Mỗi tài khoản thường bắt đầu với một campaign. 
Dù bạn có một hay nhiều Campaign, một mục tiêu cụ thể và bao quát chung cho tất cả campaign là cần thiết. 
Khi xây dựng một campaign, hãy hỏi bản thân "Tôi muốn đạt được điều gì với campaign này?". Câu trả lời nên là một trong các ý sau: thu hút sự chú ý của một nhóm khách hàng, bán thêm nhiều sản phẩm, tăng lượng đăng ký thành viên, hoặc thu hút khách truy cập website.
Một số phương án hiệu quả để xắp xếp các campaign:
  • Theo nhóm sản phẩm (sản phẩm cafe, sản phẩm trà, ...)
  • Cấu trúc website, như là theo catalogue 
  • Theo nhãn hàng (iMac, iPhone, ...)
  • Theo địa lý (Hà Nội, Đà Nẵng, ...)
  • Ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Việt, ...)
  • Ngân quỹ
  • Theo khu vực quảng cáo (chỉ trên search engines, Display Netword, hoặc cả hai)

Tạo và sửa Campaign

Tạo mới một chiến dịch AdwordsBạn có thể tạo một campaign mới vào bất cứ lúc nào. Làm theo các hướng dẫn sau:
  1. Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn tại https://adwords.google.com.
  2. Nếu là lần đầu bạn tạo một campaign, click Create your first campaign. Còn lại, bạn chỉ cần tìm nút New campaign trong Campaign tab.
  3. Bạn sẽ được đưa đến Setting tab của campaign để thiết lập các tuỳ chọn.
  4. Đặt tên campaign, sau đó thiết lập những lựa chọn khác, gồm: ngôn ngữ và địa lý, mạng lưới, tuỳ chọn đấu giá và ngân quỹ , và những tuỳ chọn nâng cao khác. Nhấn Save and continue.
  5. Làm theo những hướng dẫn còn lại để bắt đầu với ad, keyword và placement.

Chỉnh sửa Campaign

Sau khi tạo xong campaign, bạn có thể thay đổi các thiết lập hoặc cập nhật nội dung bất cứ lúc nào. Để thay đổi các thiết lập campaign, như là location targeting (địa điểm hiển thị quảng cáo, như theo quốc gia, thành phố, hoặc một vùng địa lý do bạn lựa chọn) và bidding options (tuỳ chọn đấu giá), click setting tab bên trong campaign. Để cập nhật nội dung của campaign, tên hoặc trạng thái (paused, enabled, deleted), hãy vào phần campaign tab.
Tại đây, bạn có rất nhiều tuỳ chọn để chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa inline edits. Để hiểu rõ hơn, theo dõi tiếp bên dưới.
Chỉnh sửa nhiều campaign một lúc
  1. Đăng nhập vào tài khoản Adwords http://adwords.google.com.
  2. Tìm đến "Campaign" tab. Tại phần trên cùng của bảng campaign, bạn sẽ thấy những nút và menu đi kèm.
    • + New campaign: click để tạo campaign mới
    • Edit: di chuột đến các yếu tố mà bạn muốn chỉnh sửa, gồm cả budget, và chỉnh sửa trực tiếp bằng cách nhấp chuột vào. (inline edit)
    • Change status: cho phép bạn pause, enable, hoặc delete campaign
    • Ngoài ra, còn những tuỳ chọn khác mà chúng ta sẽ tìm hiểu thêm trong các chương sau.
Editing inline
Cho phép bạn nhanh chóng chỉnh sửa tên campaign, status, budget. Chỉ cần di chuyển chuột đến ô mà bạn muốn thay đổi và click chuột, nhập dữ liệu mới vào là xong.
Lưu ý: khi thay đổi tên campaign, di chuột vào ô muốn thay đổi, sau đó bấm chuột vào biểu tượng cây bút chì nhỏ ở góc trên cùng bên phải. Nếu bạn bấm trực tiếp vào tên campaign, bạn sẽ được chuyển đến trang của campaign đó.
Editing Campaign Settings 

Campaign setting bao gồm những tuỳ chọn ảnh hưởng đến vị trị mà quảng cáo xuất hiện, ai sẽ thấy quảng cáo, và bạn trả tiền cho quảng cáo như thế nào. Để thay đổi, hãy làm theo các hướng dẫn sau:
  1. Đăng nhập vào tài khoản Adwords http://adwords.google.com.
  2. Click vào tên campaign mà bạn muốn chỉnh sửa
  3. Tại setting tab, thay đổi những gì mà bạn muốn. Sau đó click save để lưu.
 Các tuỳ chọn bạn có thể thay đổi:
Locations: Bạn có thể quyết định quảng cáo của mình hiển thị tại những địa điểm cụ thể, bao gồm việc xác định theo quốc gia, lãnh thổ, vùng, miền, thành phố, và những vùng bất kỳ do bạn chọn. Ví dụ, bạn có thể xác định quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện tại Mỹ, và một thành phố nói tiếng Anh ở Châu Âu. Bạn có thể xem lại quyết định của mình, chỉnh sửa nó tại phần setting tab.

Languages: Sau khi xác định vị trí mà quảng cáo xuất hiện, hệ thống Adwords tiếp theo sẽ kiểm tra ngôn ngữ trên giao diện Google của người dùng có trùng khớp với ngôn ngữ mà bạn lựa chọn trong setting tab. Ví dụ, chỉ có những người dùng có ngôn ngữ trên giao diện Google là tiếng Tây Ban Nha mới có thể nhìn thấy những quảng cáo được định vị tại Tây Ban Nha.

Networks and devices

Đây là những tuỳ chọn giúp bạn xác định vị trí trên Internet (khác với location là ở thực tế) và những loại thiết bị mà quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện. 
Trên Google search và search partners (công cụ tìm kiếm có liên kết với Google), quảng cáo của bạn có thể xuất hiện bên cạnh, ở bên trên, hoặc ở dưới kết quả tìm kiếm. Trên Google Display Network, ads được tự động sắp sếp dựa trên nội dung và url của trang.
Bạn có thể chọn thiết bị mà quảng cáo sẽ hiển thị, như laptop, desktop, iphones hoặc những thiết bị có thể truy cập internet khác.

Bidding option
: Về cơ bản, bidding bao gồm automatic bidding  và manual maximum CPC bidding 

Trước hết, bạn lưu ý là, mỗi campaign đều có một mức ngân quỹ hàng ngày (budget) được xác định trước. Bidding option là đấu cho mỗi click, nhưng tổng tiền mỗi ngày sẽ không vượt quá hạn mức ngân quỹ hàng ngày.

Automatic bidding: Adworks đấu giá tự động cho mỗi click để tối ưu hoá impression và click.
Manual maximum CPC bidding: người dùng xác định mức giá tối đa cho mỗi Click, sau đó việc đấu giá sẽ được automatic.

Budget: Là mức ngân quỹ hàng ngày dành cho campaign, bạn có thể thay đổi bất cứ lúc nào bạn muốn.

Ad scheduling: Tuỳ chọn này giúp bạn xác định chính xác đến từng giờ hoặc từng ngày trong tuần, khi bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện. Bạn cũng có thể thay đổi bid (đấu giá) theo từng thời điểm cụ thể.

Ví dụ: Tôi muốn quảng cáo xuất hiện nhiều gấp đôi từ 9 --> 11h trưa hàng ngày; và tôi tăng mức đấu giá mỗi click tại lúc này lên 120% so với bình thường.

Ad rotation

Như đã trình bày trong chương 1, trong mỗi campaign sẽ có nhiều ad khác nhau, tuỳ chọn này liên quan đến việc sắp xếp sự ưu tiên xuất hiện của mỗi ad, nhằm tối ưu hoá theo những mục đích cụ thể.
  • Optimize (default): Hệ thống sẽ ưu tiên cho những ad có tỉ lệ CTRs (click throught rate) và Quality Score cao; và những quảng cáo này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn những quảng cáo khác.
  • Rotate: Mỗi ad trong campaign của bạn sẽ xuất hiện với tỷ lệ tương đương nhau. Những ad có tỉ lệ CTRs thấp sẽ được xuất hiện thường xuyên hơn, do đó sẽ làm giảm Average position (vị trí xuất hiện bình quân) và kết quả là sẽ nhận được ít click relevent hơn.
Frequency capping (Display Network only): Tuỳ chọn này sẽ giới hạn số lần xuất hiện của quảng cáo đối với mỗi người tiêu dùng riêng biệt.

Thực hành

Một khi chiến dịch được tạo ra, nó có thể được chỉnh sửa bất kỳ lúc nào.
Hãy làm theo các hướng dẫn sau:
  1. Đăng nhập tài khoản Adwords
  2. Thay đổi tên một chiến dịch của bạn
  3. Click vào tên của campaign để xem tất cả ad group trong campaign này.
  4. Đi đến setting tab.
  5. Thay đổi độ tuổi (demographics) của khách hàng trở thành: 0-17
Trả lời các câu hỏi sau:
  1. Có thể chỉnh sửa nhiều campaign một lúc hay không? Nếu có, thì làm như thế nào?
  2. Inline editing là gì?
  3. Việc chỉnh sửa độ tuổi cho campaign chỉ tồn tại trên search network là đúng hay sai?
---------------------------------------------------------------------------------

Căn bản về quản lý Ad Group (Adgroup Management Basic)

Một số định nghĩa chính (key concept)
Ad group tab là một công cụ giúp bạn nhanh chóng xem và chỉnh sửa chi tiết của tất cả các ad group trong tài khoản Adwords. Tab này không chỉ hiển thị ad group của một campaign, mà là tất cả các campaign.

Bạn có thể tìm thấy Ad group tab trong trang All online campaign, hoặc trong từng campaign cũng có tab này. Trong Ad group tab, có một đồ thị biểu hiện kết quả hoạt động tổng thể của các Ad group. Bạn có thể click vào Change Graph Options để xem dữ liệu về clicks, impressions, và vị trí trung bình (average position) của ad.

Ngay bên dưới đồ thị, bạn sẽ thấy các cột sau:
  • Ad group
  • Campaign
  • Status (chỉ ra tình trạng của một ad group là eligible, paused, hoặc deleted)
  • Statistics - thống kê (bao gồm click, impression, và những chi tiết liên quan)
  • Maximum bids (đấu giá tối đa) cho Google Search và Display Network.
Nếu bạn click vào tên của bất cứ ad group hoặc chiến dịch nào, bạn sẽ được chuyển trực tiếp đến trang chứa thông tin chi tiết của ad group và chiến dịch đó. Bạn cũng có thể sắp xếp các ad group theo các tiêu chí, bằng cách click vào header của tiêu chí cần sắp xếp. Ví dụ, click vào cột "Ad group" để sắp xếp ad group theo thứ tự alphabe; hoặc click "Impression" để sắp sếp theo thứ tự Impression giảm dần (click lần nữa để sắp xếp ngược lại theo thứ tự tăng dần)
Ngay bên cạnh tên của mỗi ad group, bạn sẽ thấy một icon thể hiện rằng ad group là enabled (có hiệu lực, chấm màu xanh), paused (màu xám) hoặc deleted (chấm đỏ). Để thay đổi trạng thái này, click vào icon - có một menu đổ xuống - hãy lựa chọn trạng thái mà bạn mong muốn.
Để đổi tên của ad group, di chuột đến tên của ad group đó, đợi 1 lát sẽ có một icon là cây bút chì hiện ra, click vào để đổi tên. Bạn cũng có thể thay đổi mức đấu giá (default bid) bằng cách click trực tiếp vào con số đấu giá hiện tại, nhập mức đấu giá mới vào là xong. Bạn muốn thay đổi nhiều hơn nữa, check vào ô ngay bên cạnh mỗi ad group, sau đó nhấn "Edit" ngay bên dưới đồ thị.
Để thêm keyword (từ khoá), Placements (địa điểm), hoặc một ad mới vào ad group, click vào tên của ad group và bạn sẽ được đưa đến trang con với nhiều sự lựa chọn hơn.
Tạo và chỉnh sửa adgroup
Tạo một Ad Group
  1. Đăng nhập tài khoản Adwords tại: https://adwords.google.com.
  2. Trong trang All online campaigns, click vào tên của campaign mà bạn định tạo adgroup mới.
  3. Click + New ad group link.
  4. Lúc này, bạn có thể lựa chọn tạo ad group ngay trong tab hiện tại (sẽ được hướng dẫn bên dưới), hoặc click vào Switch to one-page form - bạn sẽ được dẫn đến trang mới chưa tất cả thông tin cần điền (tất cả thông tin nằm hết trong 1 trang).
  5. Nếu bạn muốn tiếp tục tạo ad group ngay trong tab hiện tại, đặt tên cho ad group. Click Save and continue.
  6. Bạn sẽ được dẫn đến "Ads" tab. Trước hết, chọn type của ad mà bạn muốn tạo, sau đó làm theo hướng dẫn để tạo ad và destination URL. Click Save and contunue. Hệ thống sẽ kiểm tra ad, sau đó chuyển bạn đến bước tiếp theo.
  7. Bạn sẽ được đưa đến keywords tab. Nhập keywords vào trong hộp "add keywords". Bạn cũng có thế sử dụng keyword tool để tìm và thêm nhiều keyword mới.
  8. Trước khi lưu lại keyword của bạn, nhập bid (đấu giá) cho Google Search và Placement của bạn. Có 2 phương án để bid (đấu giá), CPC (cost per click) hoặc CPM (cost per thounsand impression), việc của bạn là cần phải cân nhắc giữa hai phương án này. Click Save and Finish. Hệ thống sẽ kiểm tra các keyword và sau hiển thị bảng keyword lên màn hình.
Một ad group mới đã được kích hoạt. Để quản lý placements (địa điểm), click Networds tab.
Chỉnh sửa Ad Groups

Tại Campaign tab, bạn có thể chỉnh sửa tên, trạng thái (paused, enabled, hoặc deleted), và default bid (đấu giá).
  1. Đăng nhập tài khoản Adwords tại: https://adwords.google.com.
  2. Tại Câmpign tab, click vào campaign có chưa adgroup mà bạn muốn chỉnh sửa.
  3. Lựa chọn Ad group tab.
  4. Check vào checkbox ngay bên cạnh những ad group mà bạn muốn chỉnh, sau đó click vào nút Edit. Bây giờ, bạn có thể chỉnh sửa tên, trạng thái và default bid.
  5. Sau khi hoàn thành, click save.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉnh sửa nhanh hơn, bằng cách di chuột đến từng ô trong bảng ad group:
  • Đổi tên: Click vào icon bút chì ngay bên cạnh tên của ad group, bạn có thể thay đổi tên của ad group tại đây. Nếu bạn click trực tiếp vào tên ad group, bạn sẽ được dẫn đến trang con của ad group này.
  • Default bid: Click vào mức CPC và CPM, chọn một mức đấu giá mới.
  • Status: Click vào icon trạng thái (nút xanh, đỏ hoặc màu xám) để lựa chọn trạng thái: Enable, Deleted hoặc Paused.
Monitoring and Troubleshooting Ad Group

Monitoring Ad Groups (Giám sát)

Để giám sát hoạt động ad group, trước hết hãy vào Home tab. Home tab cung cấp một lượng lớn những thông tin quan trọng giúp bạn giám sát tốt hơn. Gồm có:
  • Những cảnh báo cáo và cập nhật status (trạng thái) quan trọng.
  • Tổng quan về hoạt động với những thống kê, đồ thì về chi phí quảng cáo, clicks, impression, CTR (click through rate, conversion rate, ...)
  • Cung câp những thủ thật và những nguồn kiến thức giúp bạn làm tốt hơn trên Adwords.
 Ngoài ra, hãy vào Ad groups tab để giám sác cụ thể từng yếu tố của mỗi ad group. Bên trong mỗi Ad groups tab, bạn nên chú ý việc có thể kết hợp các đồ thị về hiệu quả hoạt động của hai ad group trên cùng 1 đồ thị, theo mốc thời gian mà bạn mong muốn. 

Hết chương 2.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

1 - Hướng dẫn Google Adwords toàn tập



Tài liệu mà tôi sắp viết, tất nhiên sẽ tập về hướng dẫn Google Adwords. Tuy nhiên, để hiểu cách dùng tài liệu này, và tại sao nó lại hữu ích cho bạn, hãy giành cho tôi năm phút, đọc kỹ những thông tin dưới đây, trước khi dại dột quyết định có dành hàng giờ với nó hay không. 


Google Adwords là công cụ mà Google cung cấp, giúp chúng ta đăng quảng cáo đến khách hàng mục tiêu trên Google Search và các dịch vụ khác của Google như Youtube, Google Search partner ... Google đã xây dựng Adwords 10 năm nay, tích hợp vào đó rất nhiều tính năng, công cụ đặc biệt hữu ích ... Do đó, Google Adwords thật dễ để bắt đầu nhưng lại khó trở thành một chuyên gia. 

Để trở thành một chuyên gia Google Adwords và được Google cấp chứng chỉ, bạn phải trải qua kỳ thi do Google đưa ra. Bài thi đó được ra đề dựa trên các tài liệu do Google cung cấp, có thể tìm thấy tại AdWords Certification Program Learning Center 


Bài viết của tôi, 80% là dịch nguyên văn chương trình thi tại AdWords Certification Program Learning Center , 20% tôi dành cho các thuật ngữ, mẹo sử dụng Adwords, trả lời câu hỏi bạn đọc, ...


Mọi đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại comment bên dưới hoặc gửi về email: vantrungk8@gmail.com.


Tài liệu này được biên soạn và đăng miễn phí trên blog http://chuyengiamarketing.blogspot.com/ của anh Phạm Văn Siêng.
Cảm ơn anh Phạm Văn Siêng đã tạo điều kiện, hướng dẫn nhiệt tình để tôi được tham gia Blog.


- CV Marketing tại Eurowindow

Mục lục


STT
Tiêu đề
Trạng thái
Chương 1
Giới thiệu Adwords
Bạn đang xem chương 1
Tổng quan về Adwords


Thuật ngữ Adwords cơ bản

Chương 2
Chương 3
Ad Format: Các định dạng quảng cáo Adwords
Chương 4
Targeting & Placement: Xác định mục tiêu
14/10/2012
Chương 5
Adwords Biding & Budgeting: Đấu giá và ngân sách
21/10/2012
Chương 6
Policies & Ad quality topic: Các chính sách và chất
lượng của quảng cáo
28/10/2012
Chương 11
Performance Monitoring and Conversion Tracking: Đánh giá hiệu quả
04/11/2012
Chương 12
Optimizing Performance: Tối ưu hóa
11/11/2012
Chương 15
Selling & Representing Adwords: Kinh doanh cùng Google Adwords
18/11/2012
Hoàn thành các chương trên tức là bạn đã nắm vững kiến thức cho bài thi: Google Advertising Fundamentals Exam
Trong Google Adwords, bạn cần hoàn thành thêm 1 bài thi nữa, bạn có thể chọn giữa Search Advertising Advanced Exam (hoặc Display Advertising Advanced Exam, hoặc Reporting & Analysis Advanced Exam) là đủ điều kiện để nhận chứng chỉ của Google

Tổng quan về Google Adwords


Giới thiệu Google và Google Adwords


Là một công cụ tìm kiếm, Google tập hợp và xắp xếp khối lượng khổng lồ thông tin từ internet, sau đó làm cho những thông tin này trở nên hữu ích - bằng cách giúp cho người dùng có thể tìm chính xác những thông tin mà mình mong muốn.


 Người dùng có thể truy cập trang chủ Google và những ứng dụng khác của Google, nhập một câu lệnh tìm kiếm (search query) vào trong khung tìm kiếm, và click "Google Search". Google sẽ hiển thị một danh sách các kết quả - bao gồm danh sách các tập tin, bài báo, tài liệu và website -- những thông tin liên quan chặt chẽ với câu lệnh tìm kiếm mà người dùng nhập. (Nếu người dùng nhấp chuột vào nút "I'm Feeling Lucky," Google sẽ tự động chuyển người dùng đến website hoặc tài liệu hiển thị đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của Google). Người dùng cũng có thể tìm kiếm trên các dịch vụ Google Images, News, và những dịch vụ Google khác.


Kết quả tìm kiếm được hiển thị tại phần bên trái của trang. Google không chấp nhận việc trả tiền để hiển thị kết quả tìm kiếm tại khu vực này. Tuy nhiên, các nhà quảng cáo có thể mua quảng cáo của Google Adwords để được hiển thị quảng cáo của mình tại phần bên phải của trang, và thỉnh thoảng sẽ xuất hiện phía trên của kết quả tìm kiếm.


Google Adwords là chương trình quảng cáo của Google. Adwords cho phép bạn tạo quảng cáo một cách đơn giản, hiệu quả - và hiển thị nó chính xác đến những người đang tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn.


Những lợi ích của Adwords


Những thuật ngữ Adwords căn bản


Những thuật ngữ cần phải nắm trước khi bắt đầu bắt cứ điều gì liên quan đến Google Adwords. (Những thuật ngữ này sẽ được giải thích một lần duy nhất ở đây, và trong các phần tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục sử dụng thuật ngữ bằng tiếng Anh để dễ dàng cho việc học và làm với Google Adwords sau này)

Trước hết, Adwords cung cấp các công vụ giúp xác định chính xác đối tượng mục tiêu, đo lường hiệu quả quảng cáo đạt được, bên cạnh khả năng tiếp cận số lượng người dùng cực lớn; do đó bạn hoàn toàn có thể đạt được ROI (lợi nhuận trên vốn đầu tư) cao. Hãy cùng xem xét chi tiết các vấn đề này:


Tính liên quan (Relevence)

Một trong những lợi ích lớn nhất của AdWords chính là việc cung cấp khả năng liên kết chính xác quảng cáo và người tiêu dùng đang có nhu cầu, dựa trên sở thích và những yếu tố như nơi ở, ngôn ngữ và độ tuổi. Người dùng thường xuyên bắt gặp những quảng cáo mà họ đang quan tâm nên khả năng click vào quảng cáo rất cao. Và bởi vì quảng cáo hiển thị trên kết quả tìm kiếm - chỉ xuất hiện dựa trên câu lệnh tìm kiếm của người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ có xu hướng đẩy nhanh quy trình mua sắm của mình, và chuyển thành một quyết định mua thật sự.

Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)
Quảng cáo online hoàn toàn có thể kiểm soát và đo lường được, do đó dễ dàng để xác định bạn có đạt được mục tiêu quảng cáo của mình hay không. Mỗi click của khách hàng được gắn liền với {một quảng cáo, từ khoá và câu lệnh tìm kiếm (search query)} xác định, bạn có thể kiểm soát tất cả và quyết định thay đổi bất cứ lúc nào bạn muốn. Nếu bạn phát hiện được một xu hướng, bạn có thể tạo, thay đổi, hoặc xoá các từ khoá, quảng cáo, và mục tiêu của cả chiến dịch chỉ trong vòng vài giây. Điều này cho phép bạn có nhiều sự linh hoạt, thêm quyền kiểm soát để cải thiện ROI.


Lượng truy cập (Reach)
Mỗi ngày, có hàng triệu lệnh tìm kiếm được thực hiện trên Google. Sử dụng Google Adwords là cơ hội để tiếp cận và phân đoạn một lượng lớn người dùng đang tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ, thông tin và website trên internet. Nếu sản phẩm / dịch vụ của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm liên quan, đó là một cơ hội lớn để mang sản phẩm/ dịch vụ của bạn vào quy trình mua hàng của người dùng - ngay khi họ đang có nhu cầu lớn về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.


Keyword (từ khoá)
Keyword (từ khoá) là từ hoặc cụm từ do bạn lựa chọn - để khi câu lệnh tìm kiếm của người dùng có những từ này, thì quảng cáo của bạn sẽ được xuất hiện. Lấy ví dụ, nếu bạn bán hoa tươi, và bạn sử dụng keyword (từ khoá) là "công ty hoa tươi" trên chiến dịch Adwords của bạn. Khi người dùng gõ câu lệnh "công ty hoa tươi" trong Google Search, quảng cáo của bạn sẽ hiện thị bên cạnh kết quả tìm kiếm.


Placement (vị trí)
Giống như keyword (từ khoá), Placement là một cách để bạn có thể kiểm soát vị trí xuất hiện của quảng cáo. Thông thường, Placement là một (hoặc nhiều) website mà bạn muốn quảng cáo của bạn xuất hiện. Ví dụ, nếu bạn chọn website: www.chuyengiamarketing.blogspot.com vào mục placement trên Google Adwords, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên website này.

Image ad  (quảng cáo ảnh)
Image ad là quảng cáo bằng hình ảnh, có thể là ảnh tỉnh hoặc ảnh động. Image ad chỉ được hiển thị trên Google Display Netword. Ngoài ra, Image ad còn có thể được gọi là display ad.


Campaign & Ad Group (chiến dịch và nhóm quảng cáo)
Tài khoản Adwords được phân loại thành những Campaigns (chiến dịch) và những Ad Group (nhóm quảng cáo). Campaign là cấp cao nhất trong Adwords, nơi mà bạn xác định ngân quỹ hàng ngày và những thiết lập về đối tượng mục tiêu. Bạn có thể có nhiều Campaign chạy cùng lúc, và thông thường các nhà quảng cáo thường sắp xếp mỗi campain tương ứng với mỗi sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn quảng cáo.
Trong các campaign, bạn có thể có một hoặc nhiều ad groups với ads, placement và keyword riêng biệt.

Impression (Impr.) 
Impression là số lần mà quảng cáo của bạn hiển trị trên Google hoặc Google Network. Lưu ý: Quảng cáo có thể xuất hiện nhiều lần với cùng 1 người, nên số impression thường lớn hơn số người mà quảng cáo của bạn tiếp cận.


Click 
Nếu một khách hàng, sau khi xem thì click vào quảng cáo của bạn để vào website tìm hiểu thêm hoặc để liên hệ làm ăn với công ty, thì tài khoản của bạn sẽ được tính là nhận được một click. 

Clickthrough Rate (CTR) 
Clickthrough Rate = (Số lượng click/ số impression)*100
Nghĩa là CTR biểu thị cho tính hiệu quả của quảng cáo, thể hiện bằng tỉ lệ người click vào quảng cáo trên 100 lần quảng cáo xuất hiện.

Cost-per-click (CPC) 

CPC nghĩa là số tiền mà Google Adwords tính cho mỗi quảng cáo của bạn. Lưu ý: nếu quảng cáo của bạn xuất hiện, nhưng người dùng không click vào thì bạn không bị mất tiền. Bạn kiểm soát chi phí này trên Adwords bằng cách đấu giá mỗi click trên Google và Google Network, một cách ngắn gọn thì nếu giá bạn đưa ra tốt hơn, thông thường quảng cáo của bạn sẽ được ưu tiên xuất hiện (tuy nhiên, giá không phải là yếu tố quyết định tất cả, và sẽ được trình bày trong chương 5)

Maximum cost-per-click (maximum CPC) 
Như đã trình bày ở trên, CPC trong Google Adwords được thực hiện dưới hình thức đấu giá. Trong trường hợp bạn muốn Adwords tự động đấu giá cho mình, bạn sẽ muốn đặt mức giá cao nhất mà Google Adwords có thể sử dụng để đấu giá cho CPC của bạn - nhằm giới hạn chi phí. 
Lưu ý: Adwords thường sẽ đấu giá dưới mức maximum CPC mà bạn đưa ra, bởi Adwords hoạt động dựa trên công nghệ thông minh của Google, tối thiểu chi phí cho bạn.

Cost-per-thousand impressions (CPM)
CPM là chi phí trên 1000 lần quảng cáo xuất hiện. Nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là xuất hiện càng nhiều càng tốt mà chưa quan trọng việc bán hàng (thường là làm thương hiệu), thì CPM là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Đấu giá CPM chỉ hoạt động trên Google Display Network, không hoạt động trên Google Search và những trang tương tự.

Quality Score (tiêu chí rất quan trọng trong Google Adwords)
Quality Score là một tiêu chí cơ bản để đo lường chất lượng của từ khóa và quảng cáo, và xác định Cost per Click (CPCs). Quality Score được xác định bởi tỉ lệ CTR (clickthrough rate) của keyword, sự liên kết (relevance) của quảng cáo với câu lệnh tìm kiếm, lịch sử hoạt động của keyword, và một số yếu tố khác. Nếu Quality Score càng cao, CPC của bạn sẽ thấp và ngược lại.

First page bid estimates (Ước lượng đấu giá xuất hiện trang đầu)
Đối với mỗi keyword, Adwords sẽ ước lượng mức giá để quảng cáo của bạn có thể xuất hiện ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. First page bid estimates được tính toán dựa trên Quality Score và sự cạnh tranh của các nhà quảng cáo đối với keyword đấu giá.

Optimization (tối ưu hóa)
Optimization là quá trình tạo/ chỉnh sửa keyword và ad text (hoặc là chỉnh sửa những phần khác trong tài khoản của bạn) nhằm mục đích cải thiện sự hoạt động của quảng cáo trên Adwords.

Kết thúc chương 1.
Xem tiếp chương 2: Căn bản về tài khoản và chiến dịch trong Adwords
Chương 3.1: Tổng quan về các định dạng Adword (Adword format)
Chương 3.2: Các quy định và chính sách Adword (Adword Guidelines and Policies)


Từ blog: http://chuyengiamarketing.blogspot.com/

----------------------------------------
Đôi nét về bản thân

Họ và tên: Ngô Văn Trung
Tuổi: 25
Nơi ở: Hải Châu, Đà Nẵng
Tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh Thương Mại tại Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
Từng là chủ nhiệm CLB Marketing Đà Nẵng.
Hiện đang công tác tại công ty Eurowindow.


Girls Generation - Korean